Nếu bạn đang là một bà mẹ Việt. Chắc hẳn điều bạn quan tâm nhất sẽ là con có đói không? Con khóc vì lý do gì? Con có bị ốm không? Làm thế nào để con tăng cân, tăng chiều cao?… Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: Làm thế nào để con hạnh phúc? Hầu hết những bậc cha mẹ trên thế giới khi được hỏi rằng họ mong muốn điều gì nhất cho con cái, câu trả lời sẽ là: Họ mong con mình sống hạnh phúc.
Tại Việt Nam, có rất nhiều phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật, kiểu Do thái để con ăn ngoan, ngủ đủ giấc, chơi vui, khỏe mạnh, thông minh. Những trong những phương pháp đó liệu bao nhiêu phần trăm sẽ khiến con hạnh phúc. Hãy thử tìm hiểu 10 bước cha mẹ cần biết để nuôi dạy con thành đứa trẻ hạnh phúc để xem bạn đã làm đúng hay chưa trong quá trình nuôi dạy con nhé! Đây là những bước đã được khoa học chứng minh là có lợi cho sự phát triển của con và khiến con bạn trở nên vui vẻ, bố mẹ cũng hạnh phúc hơn.
Bước 1: Dạy con biết nhận hạnh phúc cho chính mình
Bước đầu tiên để những đứa trẻ hạnh phúc hơn, trớ trêu thay lại là cho con học một chút ích kỷ. Bạn có biết rằng, tỷ lệ hạnh phúc của bạn sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của con bạn. Nhiều nghiên cứu sâu đã cho thấy mối liên kết giữa những bà mẹ cảm thấy chán nản và cảm xúc tiêu cực của trẻ nhỏ. Sự trầm cảm ở cha mẹ gây ra những vấn đề trong hành vi và sự phát triển nhận thức của trẻ, nó cũng làm cho việc nuôi dạy con cái của chúng ta trở nên kém hiệu quả. Và điều này không chỉ đơn thuần là do di truyền.
Mặc dù nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, cha mẹ hạnh phúc sẽ có nhiều khả năng giúp con hạnh phúc, nhưng không thể tìm thấy bất kỳ yếu tố di truyền nào. Vì vậy, bước đầu tiên để con bạn trở thành đứa trẻ hạnh phúc, chính là dành thời gian để vui chơi với bạn bè.
Bởi tiếng cười giữa trẻ nhỏ là điều kiện tuyệt vời và lan tỏa một cách tự nhiên nhất. Hãy để bạn và con bạn đi chơi với bạn bè hoặc những thành viên trong gia đình có khiếu hài hước, sống lạc quan. Tiếng cười của những người khác cũng sẽ khiến bạn cười theo, mặc dù điều đó thậm chí không nhất thiết sẽ làm nhẹ tâm trạng của bạn. Các nhà thần kinh học tin rằn, việc nghe thấy một người khác cười sẽ kích hoạt các tế bào thần kinh phản chiếu trong một vùng não, khiến người nghe cảm thấy như thể họ đang thực sự cười.
Bước 2: Dạy con xây dựng mối quan hệ
Không ai phủ nhận việc xây dựng các mối quan hệ rất quan trọng, nhưng có bao nhiêu cha mẹ thực sự dành thời gian để dạy trẻ cách liên hệ với người khác?
Thực tế không mất nhiều thời gian, bạn có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trẻ thực hiện những hành động nhỏ thể hiện lòng tốt để xây dựng sự đồng cảm với người khác. Điều này không chỉ xây dựng các kỹ năng thiết yếu và làm cho con bạn trở thành người tốt hơn, mà trong các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, khi một thời gian dài làm việc tốt, con bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn.
Những bệnh nhân đa xơ cứng (MS) được hướng dẫn để mang đến sự quan tâm tích cực và vô điều kiện cho những người bị MS khác thông qua các cuộc gọi điện thoại mười lăm phút hàng tháng. Sau một thời gian, các nhà nghiên cứu thấy sự cải thiện rõ rệt về sự tự tin, lòng tự trọng, trầm cảm và vai trò của bệnh nhân. Những người trợ giúp này ngược lại rèn luyện được lũ năng chống lại trầm cảm và lo lắng.
Bước 3: Chấp nhận con không hoàn hảo, khuyến khích sự nỗ lực
Cha mẹ quá coi trọng thành tích có nhiều khả năng khiến con bị trầm cảm, lo lắng và lạm dụng chất gây nghiện cao hơn so với những đứa trẻ khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra một điều nhất quán: Hãy khen ngợi nỗ lực của con, bởi không phải đứa trẻ nào cũng được sinh ra là thiên tài bẩm sinh.
Phần lớn những đứa trẻ được khen ngợi vì trí thông minh của chúng sẽ trả lời các câu đố dễ dàng hơn. Nhưng chúng sẽ gặp nguy hiểm khi phạm sai lầm và đánh mất niềm tin là người thông minh trong tiềm thức ban đầu. Từ đó, chúng dễ tự ti và nổi loạn. Hãy thừa nhận rằng, bạn hiếm khi khen ngợi con vì sự nỗ lực và chăm chỉ, bạn thường sa đà vào việc khen con thông minh, con “giỏi” quá. Với những kiểu khen như vậy, trẻ sẽ có xu hướng làm nhiều hơn và được khen thông minh.
Nhưng đối với những trẻ không thông minh thì sao, hoặc làm việc chậm hơn bạn bè. Lúc này, bạn nên khen con vì sự nỗ lực của con, mặc dù con chưa đạt được thành tích nổi trội. Hãy khen bé đúng lúc và đúng cách. Đừng quên cho bé những câu khuyến khích như: “Con đã tự đánh răng được rồi, mẹ cảm ơn vì con đã cố gắng cùng mẹ!” Đó chính là cách bạn xây dựng niềm tin và sự cố gắng của con ngay từ khi còn nhỏ. Sau này, con bạn sẽ dần dần thấy hạnh phúc vì nỗ lực của chúng có người nhận ra.
Bước 4: Dạy con lạc quan
Những đứa trẻ mười tuổi thường được dạy cách suy nghĩ và nghe về thế giới một cách lạc quan. Nhưng một nửa chúng lại dễ bị trầm cảm khi trải qua tuổi dậy thì. Tác giả Christine Carter đã từng nói: Lạc quan có liên quan mật thiết đến hạnh phúc đến mức hai khái niệm này dễ bị đánh đồng với nhau.
Cô so sánh những người lạc quan với những người bi quan và tìm thấy những người lạc quan:
- Thành công hơn ở trường học, trong công việc và chơi thể thao
- Khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn
- Cuộc sống hôn nhân viên mãn hơn
- Ít gặp với trầm cảm và lo lắng
Vậy phải dạy con như thế nào để chúng hạnh phúc và lạc quan. Tốt nhất, bạn đừng vẽ cho con cuộc sống quá màu hồng. Khi nhìn thấy những mảnh đời bất hạnh, bạn cũng phải dạy con rằng cuộc sống là như thế, nhưng con may mắn hơn vì con khỏe mạnh và được bố mẹ yêu thương. Vì thế con hãy lạc quan và cố gắng hết sức để cuộc sống của con và những người thân yêu luôn vui vẻ như hiện tại.
Bước 5: Rèn luyện trí thông minh cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc hay trí thông minh cảm xúc là một kỹ năng mà bạn nên rèn luyện và dạy con. Đây không phải là một đặc điểm bẩm sinh. Đừng cho rằng những đứa trẻ sẽ chỉ cần để tự nhiên thì chúng sẽ hiểu được cảm xúc của chính mình. Mặc dù nhiều cách dạy con kiểu mỹ cho rằng nên để con một mình khi chúng đòi hỏi, tức giận, ăn vạ. Nhưng bạn nên hiểu con bạn để biết thời gian để con một mình tốt nhất là bao lâu.
Nhiều đứa trẻ có xu hướng ăn vạ lâu hơn những đứa khác. Nhưng chúng đều có điểm chung là sau giai đoạn tức giận, chúng sẽ cần được yêu thương. Lúc đó, hãy dùng sự yêu thương của bạn để con hiểu rằng sự giận dữ ấy là vô cớ, và bạn sẽ luôn bên cạnh con, giải thích cho bé lần sau không nên như vậy. Dần dần bé sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc của mình. Hãy gợi ý bé nói ra cảm giác của con thay vì gào thét và ăn vạ. Từ đó hãy thỏa thuận với bé một phương pháp nào đó tốt nhất cho 2 mẹ con.
Bước 6: Hình thành thói quen hạnh phúc
Với bước này, bạn có thể làm được rất nhiều điều cho con và phát hiện ra con có thể tự làm được nhiều thứ hơn bạn tưởng. Hình thành một thói quen hạnh phúc cũng gần như bạn để con tự lập. Khi con đã tự nhận được hạnh phúc cho mình, điều khiển tốt cảm xúc, sống lạc quan, bạn sẽ thấy hạnh phúc cũng giống như một thói quen. Và thói quen nằm sâu trong tiềm thức của con thì mọi thứ trở nên thật dễ dàng.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là: Làm thế nào để bạn giúp trẻ xây dựng thói quen hạnh phúc lâu dài?
Carter giải thích một vài phương pháp đã được nghiên cứu như sau:
- Loại bỏ kích thích: Loại bỏ phiền nhiễu và cám dỗ ra khỏi giai đoạn đầu phát triển của trẻ.
- Không bảo bọc con: Thiết lập mục tiêu để giúp bé nhận thức cuộc sống cũng như hình dung ra áp lực sau này.
- Xác định mục tiêu tại một thời điểm: Quá nhiều mục tiêu sẽ khiến bé bị rối trí. Hãy rèn luyện tốt một thói quen cho bé trước khi thêm một thói quen khác.
Đừng mong đợi con bạn hoàn hảo ngay lập tức. Mọi thứ cần có thời gian và điều chỉnh. Những thói quen xấu xảy ra cũng là bình thường. Hãy tiếp tục đồng hành cùng con bạn.
Bước 7: Dạy con tính kỷ luật và tự giác
Tính kỷ luật và tự giác ở trẻ em được cho là tỷ lệ thuận với sự thành công trong tương lai nhiều hơn trí thông minh (hoặc hầu hết mọi thứ khác). Nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ chống lại cám dỗ tốt hơn đã tiếp tục cuộc sống tốt hơn nhiều năm sau đó và đồng thời cũng hạnh phúc hơn.
Các bé mầm non được rèn luyện tính kỷ luật khi đến giờ ăn và tự giác rửa tay trước khi ăn,… Nếu có ý thức kỷ luật từ bé, trẻ hớn lên sẽ có nhiều kỹ năng xã hội hơn. Lý do một phần vì kỷ luật tự giác tạo cho não bộ phản ứng học tập và xử lý thông tin. Ngoài ra, những đứa trẻ tự kỷ luật đối phó tốt hơn với sự thất vọng và căng thẳng. Chúng cũng có xu hướng có ý thức trách nhiệm xã hội lớn hơn. Nói cách khác, kỷ luật và tự giác không chỉ dẫn đến thành công ở trường mà còn giúp con bạn hạnh phúc hơn, nhiều bạn bè hơn và hòa nhập với cộng đồng tốt hơn.
Vậy điều gì là tốt nhất để bắt đầu dạy trẻ tính kỷ luật và tự giác? Bạn hãy giúp trẻ học cách đánh lạc hướng bản thân khỏi sự cám dỗ. Một cách đơn giản để làm điều đó là che khuất sự cám dỗ. Theo nghiên cứu, khi phần thưởng dành cho trẻ được che đậy, 75% trẻ em trong cuộc nghiên cứu đã có thể đợi đủ mười lăm phút để nhận được món kẹo dẻo. Sẽ không đứa trẻ nào có thể đợi lâu như vậy nếu đã được nhìn thấy phần thưởng của chúng.
Bước 8: Thêm giờ chơi
Bắt trẻ ngồi yên một chỗ và im lặng luôn luôn là một thử thách lớn đối với cả cha mẹ và giáo viên mầm non. Vậy hoạt động nào sẽ tốt cho trẻ mà không ảnh hưởng đến con quá lớn? Hãy thêm giờ chơi cho con.
Ngày nay trẻ bị bắt học rất nhiều và giảm đi giờ chơi mỗi ngày, mỗi tuần. Kể cả những bé được rèn luyện để tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc hiện tại kể cả khi chúng chơi hay nghỉ ngơi, học tập thì giờ chơi của trẻ em cũng đã bị cắt xén vì sự bận rộn của bố mẹ. Nên nhớ, thời gian chơi của con rất cần thiết để giúp trẻ em phát triển và học hỏi.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, sự sụt giảm đáng kể thời gian chơi khiến sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ chậm đi. Ngoài việc giúp trẻ học cách tự điều chỉnh, việc trẻ tự chơi và chơi cùng các bạn sẽ thúc đẩy trí tuệ, thể chất, liên kết xã hội và giúp trẻ hạnh phúc. Chơi cùng bạn không có sự giám sát của người lớn giúp trẻ học cách làm việc theo nhóm, chia sẻ, đàm phán, giải quyết xung đột, điều chỉnh cảm xúc và tự lên tiếng.
Không cần có hướng dẫn nghiêm khắc nào ở đây cả. Bạn chỉ cần dành nhiều thời gian hơn cho con, đưa con ra ngoài và đi chơi, vậy thôi.
Bước 9: Hạnh phúc của con ảnh hưởng từ của môi trường
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc không xem tivi và hạnh phúc cho thấy: Những người hạnh phúc hơn có xu hướng xem truyền hình ít hơn đáng kể so với những người không hạnh phúc. Các nhà nghiên cứu không biết liệu tivi có làm mọi người không vui hay không, nếu mọi người không vui thì xem nhiều tivi hơn. Nhưng chắc chắn rằng có rất nhiều hoạt động sẽ giúp trẻ em phát triển thành những đứa trẻ hạnh phúc, Và nếu có thể giảm bớt xem tivi, những đứa trẻ có thể làm những điều khiến chúng hạnh phúc hơn về lâu dài.
Bước 10: Ăn tối cùng với gia đình
Đôi khi tất cả những gì khoa học đang làm là chứng thực những điều mà ông bà chúng ta đã làm. Đó chính là vấn đề bữa tối gia đình. Thực tế, truyền thống đơn giản này giúp nhào nặn nên những đứa trẻ tốt hơn và cũng khiến chúng hạnh phúc hơn.
Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn tối cùng gia đình thường xuyên sẽ ổn định hơn về mặt cảm xúc, ít lạm dụng thuốc và rượu. Chúng đạt điểm cao hơn trong các kỳ thi, ít triệu chứng trầm cảm hơn, đặc biệt là ở những cô gái vị thành niên. Và chúng cũng ít có khả năng bị béo phì hoặc rối loạn ăn uống. Sau bữa ăn tối gia đình, bạn có thể đọc sách cho con bạn nghe, chuẩn bị cho chúng ngày mai đi học, con cái cũng có thể giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn.
Nói chung, điều quan trọng chính là không khí gia đình trong mỗi bữa ăn. Cả gia đình chia sẻ công việc cho nhau. Điều đó sẽ giúp con bạn nhận thức được ý nghĩa của gia đình và chúng sẽ phát triển thành những đứa trẻ hạnh phúc.
Hẳn bạn rất muốn con mình sống vui vẻ, hạnh phúc. Vậy thì đừng quên 10 bước cha mẹ cần biết để nuôi dạy con thành đứa trẻ hạnh phúc nhé! Chúc các bạn có những đứa con khỏe mạnh và bố mẹ tự hào!
224 views