Khi trẻ  bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, là  giai đoạn bé chuẩn bị ăn dặm. Các mẹ có nhiều sự lựa chọn cho con như ăn dặm theo kiểu truyền thống, và ăn dặm theo kiểu Nhật. Vậy ăn dặm theo kiểu Nhật là cách ăn dặm như thế nào. Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật ra sao. Xây dựng thực đơn ăn dặm  kiểu Nhật cho bé  6 tháng tuổi như thế nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm khoa học . Phương pháp này là  tập cho bé ăn thô trước , qua đó giúp bé tìm thấy niềm phấn khích, vui vẻ khi tới bữa ăn. Qua phương pháp này cha mẹ tập cho bé tự lập trong viêc ăn uống như cách dùng nĩa, muỗng, đủa tự xúc  thức ăn. Cho bé  ăn theo nhu cầu đó  chính là mấu chốt phương pháp ăn dặm này.

Ăn Dặm Kiểu Nhật Là Phương Pháp ăn Dặm Khoa Học
Ăn Dặm Kiểu Nhật Là Phương Pháp ăn Dặm Khoa Học

Ngày nay có rất nhiều bà mẹ lực chọn cho con cách ăn dặm kiểu Nhật, hơn là  cách ăn dặm truyền thống. Vậy khi nào cho bé bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật.

Ăn dặm kiểu Nhật ( ADKN) khi nào bắt đầu?

ADKN bắt  đầu rất sớm khi bé  được 5- 6 tháng tuổi, lúc này khi bé hay cho tay vào mồm, chảy nước miếng, quan sát  khi thấy  người lớn ăn, và  bé  hay đòi thức  ăn.

ADKN chi thành 4 giai đoạn:

  1. Giai đoạn 1  : Gokkun khi bé  từ 5 – 6  tháng tuổi
  2. Giai đoạn 2: Mogu  mogu khi bé  được 7 – 8 tháng tuổi
  3. Giai đoạn 3 : Kamikami khi bé  9 – 12 tháng tuổi
  4. Giai đoạn 4: Paku paku khi bé  được 12 – 18 tháng tuổi
Ăn Dặm Kiểu Nhật Chia Thành 4 Giai đoạn
Ăn Dặm Kiểu Nhật Chia Thành 4 Giai đoạn

Nên cho bé ăn dặm các loại thức ăn nào?

ADKN cũng giống như kiểu ăn dặm truyền thống là ăn bột lỏng và mịn. Nhưng ADKN  khuyến khích các  mẹ  tự tay chế biến thức ăn cho bé.

Một số thực phẩm bé ăn trong giai đoạn này:

Tinh Bột: cháo, cơm nhuyễn, khoai tay, khoai lang, chuối, bánh mỳ, bột yến mạch

Đam: bao gồm đậu hủ, cá  trắng, lòng đỏ trứng, sữa chua

Vitamin: táo đỏ, dâu tây, bông cải xanh, hành tay, cà chua, rau chân vịt, củ cải

Và nước dùng Dashi của  Nhật là thành phần quan trong  trong chế biến  ADKN. Các mẹ có thể mua nước  dùng này ở  các cửa hàng chuyên bánh đồ Nhật.

Những thông số  cơ bản khi chế biến thức ăn dặm cho bé theo kiểu Nhật

  • Số lượng bửa ăn: 2 bửa/ngày cho bé  6 tháng tuổi
  • Thời gian: Ăn vào buổi sáng lúc 10h và  cho bé ăn thêm một bữa  trước  7h tối, kết hợp sữa mẹ
  • Độ mịn của cháo: tỷ  lệ 1/ 10 nước
  • Chất đạm:5 – 10 g đậu hủ  và 2/3 lòng đỏ  trứng
  • Cháo : 5- 30 g ( gạo, mỳ, bánh mỳ)
  • Rau: 5- 20 g ( rau chân vịt, bông cải xanh, táo, chuối, dâu tây, bí đỏ, cà chua )
  • Và quy định liều lượng khi chế biến là 5ml khi chế biến thức ăn cho bé
Ăn Dặm Kiểu Nhật 6 Tháng Chia Thành 2 Bửa Trong Một Ngày
Ăn Dặm Kiểu Nhật 6 Tháng Chia Thành 2 Bửa Trong Một Ngày

Những sai lầm cần tránh của các mẹ khi chế biến thức ăn dặm cho bé theo nghiên cứu trung tâm dinh dưỡng quốc gia

  • Thức ăn phải được nghiền nhuyễn và mịn khi chế biến cho trẻ
  • Khi bé mới tập ăn dặm nên cho bé ăn với số lượng ít, để hê tiêu hóa của bé tập làm quen
  • Luôn đa dạng các nguyên liệu cho bé tập làm quen, và phát hiện ra loại thực phẩm nào gây dị ứng cho bé
  • Khi chế biến món ăn dặm mới mẹ nên cho bé  tập làm quen từ  3 – 4  ngày
  • Trong quá  trình cho bé ăn, các bà mẹ hãy quan sát bé và kịp thời xử lý khi thấy bé có dấu hiệu lạ( dị ứng thực phẩm)
  • và tránh trường hợp bé bị nghẹn
  • Trong giai đoạn này mẹ không nên cho gia vị vào thức  ăn của bé .
  • Đối với những bé hay nhạy cảm không nên ép bé ăn, và nên thử lại sau 2 – 3  ngày
  • Không được trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau, và nên cho bé ăn các thực phẩm mới mỗi ngày và tránh hiện tượng dị ứng thức ăn cho trẻ.

Vậy khi cho bé  ADKN các bà mẹ thường đặt ra những câu hỏi gì?

Ăn dặm kiểu nhật có lợi ích gì?

Mỗi bữa ăn cho bé là  vui, không phải là một cuộc chiến

Tập cho bé  kỹ năng nhai

Trẻ không kén ăn và ăn tốt

Giúp bé tự do khám phá thức ăn và không ăn vặt

Cho bé thể hiện cảm xúc với từng món ăn

Có nhiều món ăn cho bé lựa chọn

Khi cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật các mẹ cần chuẩn bị những gì?

  • Ghế ăn : Ghế ăn rất quan tr5ong, tập cho bé tính kỹ luật khi ăn, khám phá thức ăn, tốt cho hệ  tiêu hóa của bé.
  • Yếm ăn: Với yếm ăn bé tập ăn các dụng cụ như đũa, thìa, muỗng, bóc thức ăn bằng tay mà không bị bẩn quần áo.
  • Bộ chế biến thức ăn  đạm theo kiểu Nhật: Khác với cách chế biến thức ăn thông thường, thì việc chế biến thức ăn dặm theo kiểu Nhật cho bé  cần một dụng cụ  chuyên dụng như  cối, chày, rây lọc, dụng cụ mài rau củ quả, dụng cụ vắt trái cây, cốc nấu cháo.
Bộ Chế Biến Thức ADKN Cho Bé
Bộ Chế Biến Thức ADKN Cho Bé

Bát, thìa và cốc tập uống: Các mẹ nên chọn các loại bát bằng nhựa, và thìa tập ăn bằng silicon trong giai đoạn này nứu của bé dễ bị tổn thương.

Hộp trữ đông: Vì giai đoạn này bé đang tập ăn,số lượng chế biến thức ăn còn ít, và  thức ăn của bé  được trữ đông các hộp đựng thức ăn và  dễ dàng cho các mẹ khi chế biến thức ăn cho bé. Và giữ  thức ăn tươi ngon và vẫn cung cấp đủ  dinh dưỡng khi nấu.

 Mời các mẹ tham khảo danh sách 10 thực đơn tiêu biểu  khi chế biến thức ăn ADKN cho bé 6 tháng tuổi

1. Cà rốt nghiền cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm (thời gian thực hiện: 2 phút)

2. Nước đào với chanh(3 phút)

3. Cháo rau chân vịt

4. Sữa đậu nành trộn chuối(2 phút)

5. Cháo đậu cô ve (10 phút)

6. Súp sữa bí đỏ (10 phút)

7. Mỳ (Udon) nấu nước rau củ (10 phút)

8. Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua (10 phút)

9. Súp bánh mỳ rau củ kiểu Ý (10 phút)

10. Cháo cá dăm và rong biển (5 phút)

Chi tiết cách nấu và nguyên liệu cho thực đơn trên

  • Cà rốt nghiền cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm (thời gian thực hiện: 2 phút)
  • Nguyên liệu: Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê
  • Cách làm: Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.
  • Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.
Cà Rốt Nghiền Cho Bé 6 Tháng Tuổi ăn Dặm
Cà Rốt Nghiền Cho Bé 6 Tháng Tuổi ăn Dặm

Nước đào với chanh (3 phút)

  • Nguyên liệu: 1/4 quả đào, nước chanh vừa đủ.
  • Cách làm: Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào lò vi sóng trong 2 phút). Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nước chanh là ok.
  • Chú ý: Nước chanh cho vào để giúp món nước đào không bị thâm, vì thế ko nên lạm dụng. Có thể bỏ nước chanh nếu không cần thiết.

Cháo rau chân vịt

  • Nguyên liệu:  Cháo trắng 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê
  • Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.
  • Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Sữa đậu nành trộn chuối

  • Nguyên liệu: 1/2 quả  chuối chín, 1 thìa  sữa đậu nành
  • Cách làm: Chuối nghiền nhỏ  sau đó trộn chung với sữa đậu nành
  • Chú ý: Chọn chuối chín cho bé để  tránh vị chát.

Cháo đâu côve

  • Nguyên liệu: Cháo trắng 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê
  • Cách làm: Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.
  • Thời gian: 10 phút

Súp bí đỏ: 

  • Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 1/2 cup sữa (60ml)
  • Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p,  sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.
  • Chú ý: Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi.
  • Thời gian: 10 phút
Cách Nấu Súp Bí đỏ Cho Bé Thời Gian Thực Hiện 10 Phút
Cách Nấu Súp Bí đỏ Cho Bé Thời Gian Thực Hiện 10 Phút

Mỳ (Udon) nấu nước rau củ (10 phút)

  • Nguyên liệu: 20g mỳ, 1/2 cup nước súp rau củ (60ml), bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ.
  • Cách làm: Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5p Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là ok.
  • Chú ý: Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm

Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua (10 phút)

  • Nguyên liệu: 30 đậu phụ, 1 /6 quả cà chua, 2 thìa thịt cá hồi đóng hộp (hoặc 20g fille cá hồi)
  • Cách làm: Cá hồi nếu là cá hộp thì vắt sạch dầu, rồi dằm nát tới độ thô bé ăn; nếu là cá tươi thì hấp chín, xào với chút dầu cá hồi + hành tây cho thơm. Đậu phụ luộc với chút muối trong 10 phút cho chín kỹ, cũng dằm nhuyễn. Cà chua hấp chín, nghiền nhuyễn. Trộn các thứ với nhau là xong.
  • Chú ý: Có thể lấy phần dầu ngâm cá hồi rưới lên trên nếu bé thích, nhưng không quá 1 thìa cà phê.

Súp bánh mì rau củ kiểu Ý (10 phút)

Nguyên liệu: 6 lát bánh mỳ gối, 100ml nước dùng rau củ, 10g cà chua, 1 tẹo phô mai sợi.

Cách làm: Bánh mỳ bỏ riềm cứng, xé nhỏ đun với nước dùng tới khi mềm và nở trương. Cà chua hấp chín, bằm nhỏ (có thể dùng tương cà chua cũng được: 1 thìa cà phê), để lên trên bát súp cùn với chút phô mai sợi, thế là xong.

 Cháo cá dăm và rong biển (5 phút)

Nguyên liệu: 4 muỗng lớn cháo 1:5 (60 ml), 1 muỗng lớn cá dăm khô, một chút rong biển

Cách chế biến: (1) Cá dăm cho vào cái lọc trà rửa qua cho bớt mặn, băm nhỏ.

(2) Cho rong biển và (1) vào cháo.

Cá dăm khô có thể luộc sơ rồi băm nhỏ.

Qua bài viết trên, mebauembe.com cung cấp một phần kiến thức hy vọng hửu ích cho các mẹ khi có con sắp bước  vào giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên dù quyết định cho bé ăn dặm kiểu nào , thì nhu cầu dinh dưỡng cho bé phải cần đảm bảo, an toàn hợp vệ sinh cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm những thông tin bổ ích trong  bài viết tiếp theo nhé.

421 views

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *