Hiện tượng Giật mình khi ngủ, giấc ngủ không sâu thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Giật mình khi ngủ có thể coi là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ, thường xuất hiện ngay từ thời kì sơ sinh cho tới tận khi con đã lớn hơn ( 3 – 6 tuổi). Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong vài giây và sẽ hết ngay lập tức.

giật mình khi ngủ là hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết trẻ ngủ hay giật mình

Khi giật mình, bé thường đột nhiên giơ 2 tay và 2 chân lên cao, duỗi căng rồi hạ xuống ngay lập tức. Hoặc con cũng có thể nháy mặt và đầu hơi giật giật sau đó thôi ngay. Tuy nhiên, mẹ sẽ thấy trẻ sơ sinh ngủ giật mình vào ban đêm thường xuyên hơn trong một số trường hợp đặc biệt. Có một số trẻ sau khi giật mình sẽ nhanh chóng quay trở lại giấc ngủ, nhưng với một số trẻ khác thì không. Khi giật mình thức giấc bé hốt hoảng, khó chịu và quấy khóc không ngừng khiến bố mẹ rất khó để cho con ngủ lại được.

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc hay giật mình

Hầu hết tất cả các trẻ từ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện giật mình không ít thì nhiều. Bởi lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài từ cung của mẹ.

Khi bé ra đời, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vẫn chưa hoàn thiện nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Trẻ sẽ có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích thích.

Trong khoảng thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, bé bắt đầu thích nghi với môi trường bên ngoài, cảm giác quen thuộc hơn nên hiện tượng giật mình, khóc thét cũng giảm dần.

Tuy nhiên, trẻ khóc đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do đó khi trẻ có triệu chứng rối loạn giấc ngủ như trẻ trằn trọc, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc đêm, mẹ nên tìm hiểu chính xác lý do để có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính mẹ nên tham khảo nhé :

  • Nơi ngủ của trẻ không được thoải mái, ấm áp, có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn cũng khiến trẻ hay giật mình khi ngủ.
  • Do trẻ đói: Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ và mỗi lần bú bé chỉ bú được 1 lượng sữa ít. Do vậy, mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn (từ 2 – 3 giờ bú 1 lần). Cũng không nên cho bé bú nhiều vì sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa sau mỗi lần bú.
  • Do quần áo, tã của bé bị ướt.
  • Mẹ quấn tã bé chật chội quá: bé nhỏ hay có những vẫn động tay chân vô thức, nhưng nếu bị quấn chật quá, bé sẽ khó chịu khiến đến giấc ngủ không được ngon.
Mẹ nên kiểm tra không gian ngủ của bé để đảm bảo bé có giấc ngủ sâu
  • .Trẻ ngủ không sâu giấc do ngủ không đúng giờ
  • Rối loạn tiêu hóa :đầy hơi, nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Điều này khiến trẻ khó chịu, ngủ ít, ngủ không sâu giấc và hay quấy khóc. Nếu bé có hiện tượng quấy khóc, ưỡn bụng sau khi ăn thì có thể bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa.
  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, các biểu hiện như mồ hôi trộm, ngủ không sâu, hay giật mình quấy khóc… thì có thể là do thiếu Canxi.

Hậu quả khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, ngủ không giấc, hay quấy khóc.

Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe Nhi khoa trên thế giới cho rằng, việc trẻ nhỏ ngủ không sâu giấc kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển, dễ mắc hội chứng rối loạn cảm xúc, giảm khả năng nhận thức… Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý về vấn đề này.

Chậm tăng cân và phát triển chiều cao

Theo BS Thành Ngọc Minh, có khá nhiều trường hợp trẻ đến khám vì ngủ không sâu giấc, ít ngủ, hay giật mình và quấy khóc đêm. BS Minh cho biết, ngủ sâu giấc có vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Việc trẻ ngủ không sâu giấc sẽ ức chế tuyến tiền yên, giảm tiết hormone tăng trưởng khiến bé chậm lớn, còi cọc và chậm phát triển chiều cao.

Mất tập trung, giảm khả năng học hỏi

Theo TS Margot Sunderland – Giám đốc trung tâm giáo dục và đào tạo về sức khỏe trẻ em tại London: Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương bởi trong năm đầu tiên kể từ khi bé chào đời, não bộ chưa hoàn thiện. Lúc này, sự phát triển của bộ não cực kỳ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Những trẻ ngủ không sâu giấc thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn những bé ngủ ngoan trong giai đoạn đầu đời. Không chỉ vậy, việc trẻ ngủ không sâu giấc còn là nguyên nhân gây ra:

• Hormone tăng trưởng bị sụt giảm đột ngột.

• Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế, trẻ dễ bị ốm và các bệnh nhiễm trùng.

• Ngưng thở.

• Huyết áp cao.

Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ

Việc trẻ nhỏ khóc liên tục, không dỗ dành được rất dễ bị ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao. Khi trẻ ngủ không sâu giấc sẽ khiến toàn bộ hệ cơ quan trong cơ thể trì trệ. Vì vậy, chất lượng giấc ngủ là yếu tố tối quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh

Một số biên pháp khắc phục tình trạng ngủ hay giật mình không sâu giấc ở trẻ sơ sinh

  • Đảm bảo không gian ngủ lý tưởng cho trẻ: nhiệt độ phòng từ 27-29ºC, yên tĩnh, không quá sáng.Cần giặt giũ chăn nệm bé thường xuyên, vệ sinh phòng sạch sẽ để bé không bị ngứa ngáy, khó chịu
  • Đảm bảo trẻ không quá đói hoặc quá no.
Cho trẻ bú đủ no trước khi ngủ
  • Kiểm tra xem tã trẻ có ướt không? Chọn cho bé loại tã thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái tối đa cho trẻ. Quần áo trẻ mặc có bị quá nóng hay quá lạnh không? Hãy mặc cho bé những bộ quần áo ngủ rộng rãi và đủ ấm.
Mẹ nên kiểm tra tã trẻ trước khi cho bé ngủ
  •  Quan sát những dấu hiệu buồn ngủ của bé như dụi mắt, cáu, gắt ngủ…và cho con ngủ theo cơn buồn ngủ.
  •  Ban ngày nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng để hấp thụ thêm vitamin D, cho bé chơi nhiều để tập trung ngủ vào ban đêm.
Tắm nắng rất tốt cho trẻ
  • Quấn khăn cho bé ngủ, việc quấn khăn cho bé cũng giúp giảm tình trạng giật mình. Khi được quấn trong một chiếc khăn, bé sẽ có cảm giác an toàn, như thể được quay về “ngôi nhà” tử cung của mẹ, nơi bé đã thân thuộc trong suốt hơn 9 tháng.
Bé sẽ ngủ lâu hơn và không giật mình khi được quấn khăn
  • Thường xuyên trò chuyện, ôm ấp, vỗ về bé khi bé thức.
  • Nên vận động cho bé như cho bé tập nằm sấp để phát triển cơ bắp, ngày khoảng 20 lần, mỗi lần từ 3-5 phút. Có thể tập trước kh bé ngủ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
    Tập nằm sấp giúp bé phát triển cơ bắp và có giấc ngủ ngon hơn
  •  Phần lớn trẻ ngủ hay giật mình, không sâu giấc là do phản xạ tự nhiên và sẽ hết khi trẻ lớn dần. Mẹ nên quan sát các biểu hiện của bé để tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra với các biểu hiện bệnh lý như thường xuyên nôn trớ,đổ mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có những can thiệp kịp  thời.

257 views

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *