Trong thời gian mang thai tâm lý mẹ bầu rất háo hức mong muốn gặp bé trước những lần đi siêu âm. Bởi mẹ có thể xem được những cử động, hình thái, cân nặng và chiều cao của bé. Tuy nhiên, điều khiến mẹ bầu trăn trở nhất đó cân nặng thai nhi có lớn hay nhỏ? Hiểu được những băn khoăn của các chị em, giới chuyên gia đã đưa ra bảng cân nặng của thai nhi theo chuẩn WHO để tiện theo dõi sự phát triển của bé theo từng tuần. Xem chi tiết tại bài viết này nhé.

can nang thai nhi 1
Mẹ bầu quan tâm đến cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

1. Mách bạn cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi qua từng tuần

Mẹ bầu đang băn khoăn về chiều dài và cân nặng thai nhi được đo như thế nào? Thì có thể xem cách đo chi tiết tại đây:

+ Từ 8 – 19 tuần tuổi là giai đoạn thai nhi đang cuộn tròn trong bụng mẹ (bào thai) nên chiều dài và cân nặng rất khó đoán được chính xác. Ở giai đoạn này bé sẽ được đo từ đầu đ

ến mông(hay còn gọi là chiều dài đầu mông).

+ Từ tuần 20 trở đi chiều dài thai nhi sẽ đo được từ đầu đến gót chân. Ở giai đoạn mẹ bầu cũng tập trung ăn uống hơn do đó cân nặng và chiều cao bắt đầu tăng dần đều.

+ Đến tuần thứ 32, cân nặng thai nhi 32 tuần là bước đột phá tăng tốc tối đa phát triển và hoàn thiện những đường nét cuối cùng để chuẩn bị chào đời.

can nang thai nhi theo tuan
Cân nặng thai nhi lớn theo từng tuần

Để biết được chiều dài và cân nặng của thai nhi có đạt chuẩn không thì bạn hãy ở mục chỉ số phát triển trung bình trong bảng từ đó để tiện theo dõi quá trình hình thành và phát triển của bé con theo từng tháng tuổi. Để có biện phát điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể sao cho phù hợp để con phát triển tốt nhất.

2. Bảng chỉ số cân nặng thai nhi phát triển theo từng tuần tuổi (chuẩn WHO)

Để theo dõi bé yêu của bạn có đang phát triển đạt chuẩn không thì chị em cần tham chiếu ngay “Bảng chỉ số cân nặng thai phát triển theo từng tuần tuổi (chuẩn WHO) như sau nhé!

 

Tuổi thai nhi Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần 8 1,6 1
Tuần 9 2,3 2
Tuần 10 3,1 4
Tuần 11 4,1 7
Tuần 12 5,4 14
Tuần 13 7,4 23
Tuần 14 8,7 43
Tuần 15 10,1 70
Tuần 16 11,6 100
Tuần 17 13 140
Tuần 18 14,2 190
Tuần 19 15,3 240
Tuần 20 25,6 300
Tuần 21 26,7 360
Tuần 22 27,8 430
Tuần 23 28,9 500
Tuần 24 30 600
Tuần 25 34,6 660
Tuần 26 35,6 760
Tuần 27 36,6 875
Tuần 28 37,6 1.000
Tuần 29 38,6 1.100
Tuần 30 39,9 1.300
Tuần 31 41,1 1.500
Tuần 32 42,4 1.700
Tuần 33 43,7 1.900
Tuần 34 45 2.100
Tuần 35 46,2 2.400
Tuần 36 47,4 2.600
Tuần 37 48,6 2.900
Tuần 38 49,8 3.000
Tuần 39 50,7 3.300
Tuần 40 51,2 3.500
Tuần 41 51,5 3.600
Tuần 42 51,7 3.700

Trên đây chỉ là chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần mà các mẹ tham khảo, tuy nhiên không thể cứng nhắc phải đạt đủ cân nặng như bảng bằng cách ăn thật nhiều dưỡng chất. Sự phát triển của mỗi cá thể luôn khác nhau do đó đừng quá áp đặt và so sánh cân nặng theo bảng chỉ số hay so sánh giữa bé này với bé kia.

3. Bảng hình thái của thai nhi tương đương như loại quả gì?

can nang thai nhi 3
Bảng theo dõi tuần tuổi và hình thái thai nhi đã to bằng quả gì

4. Cân nặng thai nhi theo tuần tuỏi to hay nhỏ hơn bình thường có sao không?

  • Cân nặng của thai nhi to hơn mức bình thường

Sau siêu âm và nhận được kết quả bác sỹ thông báo rằng bé yêu của bạn có chiều cao và cân nặng to hơn tuổi thai bình thường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đế việc chuyển da sinh nở gặp khó khăn hơn. Trong quá trình sinh có thể khiến tổn thương bộ phận sinh dục của mẹ hay nặng hơn nữa là gây vỡ tử cung khi mẹ chuyển dạ

Đặc biệt, đối với trẻ thừa cân có thể dẫn đến các nguy cơ sau: ung thư, béo phì, tiểu đường, tim mạch, các bệnh về tiêu hóa,… Do đó, khi gặp tình trạng cân nặng thai nhi lớn hơn bình thường thì bác sỹ sẽ chỉ định mẹ bầu đi làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân giúp đình chỉnh chế độ sao cho phù hợp.

  • Cân nặng thai nhi kém so với mức bình thường

Với thai nhi có cân nặng nhẹ và chiều cao thấp hơn chỉ số trung bình khoảng 3 cm thì trong quá trình sinh bé có nguy cơ bị ngạt thở cao. Đồng thời, có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như; đa hồng cầu, mắc các bệnh về hô hấp, đề kháng kém, hạ đường huyết có thể trí tuệ kém phát triển, chỉ số IQ thấp hơn,….

can nang thai nhi theo tuan tuoi
Chỉ số cân nặng thai nhi nhỏ khiến mẹ lo lắng

Trong trường hợp này, bác sỹ siêu âm và tiến hành kiếm tra các trường hợp như:

+ Có bị tiền sản giật không

+ Nhiễm trùng cũng là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển chậm

+ Mức nước ối thấp hoặc rò rỉ ối

+ Mẹ ăn có thiếu chất dinh dưỡng

+ ,… Ngoài ra có thể do một số nguyên nhân như: hút thuốc, uống rượu hay sử dụng một số chất độc hại là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển chậm.

5. Vai trò của việc theo dõi chỉ số cân năng thai nhi theo tuần

can nang cua thai nhi
Siêu âm theo dõi cân nặng, chiều cao, sức khỏe và sự phát triển của con

Trong quá trình mang thai, việc lo lắng bé con khi sinh ra bị nhẹ cân do đó nhiều mẹ bầu có xu hướng bồi bổ quá nhiều khiếm cho việc mẹ bị tăng cân mất kiểm soát. Đó cũng là vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về sau.

Không những thế, một số mẹ khi mang bầu thường có biểu hiện như ốm nghén, chán ăn, cơ thể mệt mỏi khiến lượng dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể không đủ nuôi bài thao gây ra tình trạng nhẹ cân cho thai nhi.

Thế cho nên, mẹ bầu không thể bỏ qua việc theo dõi cân nặng của bé yêu. Đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp, ngủ nghỉ – luyện tập hợp lý giúp mẹ khỏe, bé yêu phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

6. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

  • Di truyền: mẹ bầu có chiều cao và cân nặng thấp bé có thể là nguyên nhân di truyền giống nòi cho con sau này.
  • Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: mẹ thiếu máu, suy tim, suy thận hay bị tiểu đường thai có thể khiến thai nhi rối loạn tăng trưởng và nhỏ hơn cân nặng chuẩn.
  • Cân nặng lý tưởng của mẹ bầu trong quá trình mang thai: Trong giai đoạn 3 tháng đầu mẹ thường ốm nghén(nhiều hoặc ít) nên cân nặng tăng khoảng từ 1,5 – 2 kg. Đến giai đoạn giữa tháng kỳ là 3 tháng tiếp theo mẹ tăng khoảng 4 – 5 kg là hợp lý. 3 tháng cuối thai kỳ thì từ 5 – 6 kg là hợp lý. Theo bác sỹ tốt nhất trong khoảng thời gian thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10 – 12 kg vừa đảm bảo được cân nặng cho bé yêu và nhanh chóng lấy lại được vóc dáng sau sinh.
  • Số lượng thai trong bụng: thông thường nếu mang thai đôi hoặc ba thì cân nặng của bé sẽ nhẹ hơn so với mang một thai. Vì lượng chất dinh dưỡng nạp vào sẽ phải chi cho nhiều bầu thai.
  • Thứ tự thai nhi: Thai nhi là con thứ sẽ có xu hướng cân nặng lớn hơn con đầu. Thế nhưng, nếu lần mang thai sau gần với lần đầu thì có thể con thứ sẽ nhẹ cân hơn.
  • Tâm lý thoải mái và dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp thai nhi phát triển đầy đủ và khỏe mạnh.

Qua bài viết chia sẻ về vấn đề “cân nặng thai nhi” hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ khỏe bé thông minh trong giai đoạn khởi đầu khi chào đón bé yêu chào đời nhé!

Like hoặc share ngay để bạn bè cùng tìm hiểu nhé!

820 views

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *