Trước hết các mom phải biết áp xe vú là gì: áp xe vú là những ổ mủ tại vú, hậu quả của viêm ống dẫn sữa và tắc tia sữa
Do đó vú sẽ trải qua giai đoạn viêm với các biểu hiện sưng nóng đỏ đau trước khi tiến tới hình thành khối áp xe chứa mủ
Bệnh thường xảy ra ở các mom đang cho con bú, đặc biệt là từ 6 đến 12 tuần sau sanh
1. Các triệu chứng giúp các mom nhận ra mình có thể đang bị viêm tuyến vú
- Đau, sưng , đỏ tại 1 vùng diện tích trên vú
- Sờ tay vào thấy nóng
- Cảm giác bỏng cháy khi cho con bú
- Xuất tiết dich ở đầu núm vú
- Sốt hoặc ớn lạnh
Viêm tuyến vú thường chỉ bị ở 1 bên ở cùng 1 thời điểm
2. Nguyên nhân
Thường là do vi khuẩn cư trú ở trên da của mẹ hoặc ở trong miệng của bé. Những vi khuẩn này xâm nhập vào sâu bên trong vú thông qua các ống dẫn sữa hoặc các vết nứt ở đầu núm vú., sinh sôi nảy nở và gây nên viêm tuyến vú
Nhiễm trùng dễ xảy ra hơn nếu sữa bị tắc do sữa là môi trường dinh dưỡng tuyệt vời cho vi khuẩn phát triển. chính vì vậy những mom chưa có kinh nghiệm hoặc không biết cách cho con bú đúng cách sẽ dễ bị bệnh hơn.
Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến vú cao hơn nếu bạn:
- Có núm vú bị đau hoặc nứt.
- Chỉ sử dụng một tư thế để cho con bú. Sử dụng các vị trí khác nhau giúp đảm bảo bé bú đều toàn bộ vú, giúp sữa không bị tắc
- Mặc áo ngực bó sát lên ngực, điều này có thể hạn chế dòng sữa và làm tắc tuyến sữa
3. Chẩn đoán viêm tuyến vú như thế nào ?
Dựa vào các triệu chứng ở trên, các mom cũng đã phẩn nào tự đoán ra bệnh của mình.Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và kiểm tra vú bị bệnh. Các dấu hiệu sưng, đau trên một một khu vực của vú đó là một dấu hiệu nhận biết của viêm tuyến vú
Tuy nhiên, nếu mom không đang nuôi con bú nhưng vẫn có những triệu chứng kể trên, hãy đến các bác sĩ để có thể thực hiện thêm 1 vài xét nghiêm như siêu âm, chụp x quang
4. Có cánh nào để phòng ngừa áp xe vú không ?
Câu trả lời là có, hãy thực hiện 1 vài mẹo dưới đây nhé
- Cho bé ngậm toàn bộ núm vú, miệng bé mở rộng khi cho bú
- Bú hết hoàn toàn 1 bên sữa trước khí huyển qua vú đối diện
- Thay đổi tư thế bé khi cho bú để giúp bé bú đều các vùng khác nhau của vú
- Nếu mom không thể cho bé bú, hãy vắt sữa bằng tay
- Không mặc áo lót quá chật vì sẽ gây đè ép làm tắc các ống dẫn sữa, nếu được để ngực tự do khi có thể
5. Có thể tự điều trị nếu chẳng may bị viêm tuyến vú không?
Các mom hãy làm 1 vài cách sau đây trước khi phải đi khám bác sĩ nhé
- Cho bú bên đau nhiều hơn, thường mỗi 2h. việc này giúp các ống dẫn sữa luôn thông thoáng, ngăn chặn việc ứ sữa trong vú
- Mát xa vú bằng cách xoa nhẹ bầu vú theo hình tròn từ ngoại vi vào tới núm vú
- Chườm nước ấm bằng khăn tại vùng sưng đỏ
- Mặc áo ngực rộng rãi
Nếu không cảm thấy khá lên sau 24h áp dụng những mẹo trên. Hãy đi khám bác sĩ nhé
6. Các bác sĩ sẽ điều trị như nào ?
Nếu viêm vú không được điều trị đúng cách, áp xe có thể phát triển và gây đau
Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng sau đây:
- Nhiễm trùng ở cả hai vú.
- Mủ hoặc máu trong sữa mẹ.
- Có các vệt đỏ gần khu vực bị viêm.
- Các triệu chứng xuất hiện nghiêm trọng và đột ngột
Để ngăn ngừa các loại biến chứng này, hãy gọi cho bác sĩ khi bạn nhận thấy triệu chứng viêm vú đầu tiên.
Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống kháng sinh và giảm đau ( thường là paracetamol). Nếu các mom đến với bác sĩ muộn, sau khoảng 5-7 ngày dùng thuốc, khối viêm sẽ hết nóng đỏ và hóa mủ. Lúc này mới là thời điểm thích hợp để chích rạch khối áp xe. Do đó, các mom không nên nôn nóng muốn chích rạch sớm khi khối đó còn đang sưng nóng đỏ, vì như thế rất dễ nhiễm trùng nặng hơn
chích rạch áp xe vú như nào, có đau không là câu hỏi và nhiều mom quan tâm
bạn sẽ được dùng 1 loại thuốc an thần nhẹ kèm theo đó là có thuốc tê để gây tê lại vị trí rạch. Sau đó bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật rạch 1 đường nhỏ khoảng 1 cm thông tới ổ mủ, dẫn lưu và phá vỡ các ổ mủ. Đường rạch thường theo hình nan hoa không chạm vào quầng vú, không tổn thương ống dẫn sữa, đủ rộng để dẫn lưu mủ, rửa vết chích bằng oxy già, thuốc sát khuẩn betadin, đặt meches dẫn lưu, thay băng và rửa vết thường hàng ngày, đến khi hết mủ.
Sau chích rạch, có thể bạn vẫn sờ thấy 1 số cục cứng trong vú, đó là các mô vú viêm bị kháng sinh dập tắt. Các khối cứng này thường hết sau vài tháng và không để lại ảnh hưởng gì. Tuy vậy, nếu bạn không cho con bú hay vắt kiệt sữa, các khối này có thể vị vi khuẩn xâm nhập lại và hình thành ổ áp xe mới
Nghỉ ngơi đầy đủ và uống thêm nước có thể giúp bạn cảm thấy tốt nhanh hơn. Nói chuyện lại với bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
7. Có thể cho bé bú trong thời gian bị bệnh không
Câu trả lời là có, vì điều này không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và thuốc bác sĩ kê cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến sữa. Tuy vậy mùi vị của sữa có thể bị thay đổi khiến bé không thích. Do đó hãy cho bé bú bên vú còn lại, nếu thiếu thì tiếp tục cho bú bên bệnh. QUAN TRỌNG, nhớ rằng cho dù có cho bú hay không thì các mẹ cũng phải vắt kiệt sữa bên vú bị bệnh, nếu không sữa sẽ ứ lại và bệnh không thể khỏi dứt điểm.
8. Câu hỏi để hỏi bác sĩ của các mẹ
- Nguyên nhân có thể gây ra viêm vú của tôi là gì?
- Sữa của tôi vẫn an toàn cho em bé?
- Tôi có cần dùng kháng sinh không? Tôi nên dùng chúng như thế nào? Chúng có an toàn cho em bé không?
- Tôi có thể tìm hỗ trợ cho con bú ở đâu?
- Có điều gì khác tôi nên làm để giúp ngăn chặn bệnh tái phát.
Bác sĩ chuyên khoa phụ sản: vũ ngọc nam
361 views