Bệnh chàm sữa trẻ em nhất là ở trẻ sơ sinh là một bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng làm cho trẻ ngứa ngáy và khó chụi ảnh hưởng sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ.
Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa, bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh khi trẻ bú mẹ. Bệnh gây viêm da làm da bé nổi mụn nước, thường xuyên xuất hiện khi bé chưa được 5 tuổi. Đây là một bệnh viêm da mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, không phải bệnh lây. Có thể hiểu đây là một bệnh rối loại hễ miễn dịch ở trẻ. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có xu hướng nổi ở má và da đầu, sau đó lan đến cánh tay, chân, ngực hoặc các bộ phận khác. Sau khi bé một tuổi, chàm có thể nổi ở bên trong khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân
Biểu hiện bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Có khoảng 20% trẻ em mắc bệnh chàm. Đối với các bé sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh này là 65% và với các bé dưới 5 tuổi là 90%. Các vết chàm thường trông giống da khô, dày và nổi vảy hoặc những chấm đỏ li ti sau đó to dần.
Bệnh chàm là một bệnh câp tính biểu hiện ở trẻ qua những giai đoạn sau :
- Ngứa nhiều
- Nổi hồng ban
- Mụn nước
- Rỉ dịch
- Đóng vảy
- Bệnh khiến trẻ khó chịu, bứt rứt
Bệnh chàm sữa ở trẻ không phải là tình trạng phản ứng dị ứng với một chất nào đó Tuy nhên phấn hoa và khói thuốc lá tạo điều kiện cho chàm phát triển. Đôi khi các vết chàm xuất hiện là do bé dị ứng với thức ăn hoặc các thành phần trong sữa mẹ.
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh hiện nay đươc chia làm mấy loại
Hiện nay bệnh chàm trẻ nhỏ chia làm 3 loại sau:
Chàm tiếp xúc
xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh chàm là do để trẻ tiếp xúc với các vật dụng có chứa hóa chất như mỹ phẩm, xà phòng, bột giặt còn đọng lại trong quần áo, quần áo làm bằng len hoặc vải tổng hợp. Khi trẻ bị bệnh chàm tiếp xúc, biểu hiện đầu tiên là vùng da xuất hiện mẩn đỏ có thể kèm theo mụn nước trên bề mặt với giới hạn rõ rệt. Vùng da bị bệnh sẽ có cảm giác ngứa, phồng rộp và ẩm ướt vì những mụn nước.
– Chàm tiết bã
Bệnh này thường xuất hiện khi trẻ được 3 tháng tuổi. Khác với chàm tiếp xúc, bệnh bùng phát là do quá trình tiết bã nhờn không cân bằng làm da bị khô, đỏ và hơi nổi vẩy. Các vị trí như mặt, đầu, cổ, ngực và vùng nếp gấp khi mang tã là những vị trí rất dễ bị bệnh chàm tiết bã này. Khi bị bệnh chàm tiết bã ở đầu, bệnh phát triển thành những mảng vảy mà vàng nâu trên da đầu mà các mẹ thường gọi là cứt trâu. Thông thường đối với trẻ sơ sinh, bệnh sẻ khỏi sau vài tháng.
– Chàm dị ứng
Xuất phát từ nguyên nhân di truyền, gia định có người thân có tiền sử bị dị ứng, gây nên tình trạng da bị phát ban mãn tính ở trẻ sơ sinh. Khi bị bệnh, vùng da phát ban thường bị khô và ngứa, sưng tấy và nổi vẩy. Nếu bệnh phát triển nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng cấp tính và để lại sẹo về sau.
Các thể bệnh chàm
Các thể bệnh chàm chia làm 2 loại:
- Chàm cấp tính
Nổi hồng ban, có mụn nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa dữ dội
- Chàm mản tính
Rát, mảng da dày, khô, ráp, tróc vảy với nhiều rãnh ngang – dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.
Giai đoạn phát triển bệnh chàm sữa ở trẻ
Bệnh chàm sữa ỏ trẻ có 2 giai đoạn phát triển gồm:
- Giai đoạn1(còn gọi là giai đoạn khởi bệnh): Với những triệu chứng hồng ban đỏ, nổi mụn nước, rỉ dịch, đóng vảy
- Giai đoạn 2: Bệnh có thể lan lên trán, xuống cằm hoặc nhiều chỗ khác. Tuy nhiên, vùng quanh mắt, quanh mũi, miệng thì không có. Một số trường hợp nặng có thể lan lên các vùng duỗi cánh tay, khuỷu đầu gối và toàn thân.
Những nguyên nhân sau đây gây ra bệnh chàm sữa cho trẻ nhỏ
Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh chàm không có nguyên nhân cụ thể , hiên nay có những nguyên nhân phổ biến sau:
- Trẻ tiếp xúc với dị ứng ngyên
Bệnh nhân tiếp xúc với dị ứng nguyên nhiều như thức ăn, cơ địa dị ứng sữa bò, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với thú nuôi, chăn ga gối.
Trong đó, có các nguồn như nấm mốc, bụi… ở chăn, gối, nệm, khăn trải giường…Ngoài ra, còn có các thức ăn như sữa, trứng hoặc cách cho con bú, nhiễm nhuẩn…đều có thể gây ra bệnh chàm sữa.
Theo thống kê có đến 30-40% trẻ bị chàm sữa có liên quan đến dị ứng đạm bò (thường gặp ở trẻ bú sữa công thức hoặc mẹ có ăn thức ăn chứa nhiều đạm bò như thịt bò, phô mai, sữa.)
- Yếu tố di truyền
Đây cũng là môt nguyên nhân quan trọng gây bệnh chàm sữa ở trẻ. Do trong gia đình ba hoặc mẹ có bệnh mề đay, dị ứng thì nguy cơ bé bị nhiễm bệnh cao hơn.
- Chăm sóc da không đúng
Việc sử dụng các sữa tắm và dung dịch dưỡng da cho trẻ nhỏ có tính kiềm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ và làm cho bệnh trở nặng hơn
- Thời tiết
Vào mùa đông khô, lạnh hoặc lạm dụng điều hòa cũng khiến khô da, da mất nước.
Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì cho trẻ
Điều trị bệnh chàm sữa khỏi hẳn rất khó, mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, hạn chế tái phát. Vì vậy, ngay ở giai đoạn đầu bị chàm sữa cần hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh. Chăm sóc da bằng cách sản phẩm đặc biệt cho trẻ bị bệnh chàm ở giai đoạn đầu, hạn chế tối đa nguy cơ phải chữa trị bằng thuốc.
Trong trường hợp bé bị tổn thương nặng như nổi đỏ, chảy dịch có thể bôi các loại thuốc dung dịch mang tính sát khuẩn nhẹ như thuốc tím 0,001%, hồ nước…
Sau khi vùng da tổn thương có dấu hiệu khô, đỏ, tróc vảy có thể bôi các loại lm chứa orticoid nồng độ thấp. Thời gian bôi thuốc chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn (7-10 ngày).
Nếu tổn thương có dấu hiệu dày sừng nhiều có thể dùng các loại thuốc mỡ chứa corticoid hoặc phối hợp chất tiêu sừng như salicylic acid.
Ngoài ra, cần phải bôi kem giữ ẩm da cho trẻ như cetaphil, ceradan, physioge…
Cách thoa: Sau khi tắm thoa chất giữ ẩm trong vòng 3 phút, sau đó thoa kem bổ sung ngày 2-4 lần mỗi lần cách nhau 3-4 tiếng. Bôi lượng kem mỏng vừa phải lên vùng da bị tổn thương.
Tuyệt đối không sử dụng dung dịch có acid boric cho trẻ em.
Chàm sữa thông thường không dùng thuốc kháng sinh, trừ khi bị bội nhiễm.
Kháng sinh chỉ được dùng khi nghi ngờ bị nhiễm trùng, tạo mủ, sốt. Ưu tiên chọn khangs sinh có hoạt tính lên tụ cầu vàng như cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin. Tất cả đều cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Đây chỉ là thông tin tham khảo từ bác sĩ, tùy từng tình trạng bệnh, cơ địa của bé bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể hơn. Các bậc phụ huynh không tự ý mua thuốc về bôi vì đã có nhiều trường hợp tự ý bôi co trẻ nhiều loại thuốc, trong đó có corticoid đã gây tác dụng phụ.
Cách chăm sóc trẻ bi bệnh chàm sữa
Bên cạnh những cách điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh, bạn cần chăm sóc da của bé và tránh những chất kích thích có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chăm sóc trẻ bệnh chàm tại nhà có những biện pháp sau:
- Tắm và giữ ẩm da bé
Việc tắm rữa và vệ sinh cớ thể bé hàng ngày góp phần điểu trị bệnh chàm trẻ sơ sinh. Khi tắm cho bé các mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng xà phòng có nhiều kềm và không nên cho bé ngồi trong xà phòng quá lâu. Bên cạnh đó cũng không nên dùng nước quá nóng tắm cho bé và làm cho da bé nhanh khô.
Việc tắm rửa sạch sẽ cho bé là nguyên nhân loại bỏ vi khuẩn tụ cầu, đây là nguyên nhân bùng phát eczema. Cách tắm đúng là dùng nước ấm 1-2 lần/ngày, thời gian tắm chỉ dưới 15 phút. Chỉ dùng sữa tắm dịu nhẹ, độ PH trung tính, nhẹ, thích hợp riêng cho da bị chàm.
Sau khi bé tắm xong bạn dùng khăn mềm lau nhẹ cơ thể bé. Khi da bé còn ẩm hãy dùng một lượng nhỏ kem dưỡng da thoa nhẹ lên cơ thể bé và làm mềm da bé. Thuốc mỡ chứa các chất làm mềm da và ít nước hơn kem dưỡng da nên thường tốt hơn cho bé mắc bệnh chàm. Bạn nên thử một ít kem dưỡng ẩm và chất làm mềm lên da bé trước để đảm bảo các chất này không gây kích ứng.
- Giữ da trẻ luôn mát mẻ
Bạn nên chọn cho trẻ các loại quân áo coton và thấm hút mô hôi tốt, không nên cho trẻ mặc quần áo len và các quần áo chất liệu vải gây kích ứng da bé nhạy cảm và mặc quá nhiều đồi khi trời nóng
Để chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm tốt hơn, nếu còn đang cho con bú mẹ, bạn tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, lúa mì, cá, ốc, đậu nành
- Dùng xà phòng giặt áo quần trẻ
Tráng dùng những loại xà phòng có tính kiềm cao, bạn nên dùng cá loại xà phòng giặt đồ dùng cho trẻ em để giặt quần áo trẻ và dra giường của trẻ, Hạn chế dùng nước mềm vải tính kiềm cao làm mềm áo quần trẻ. Nên dùng nước xả vải có tính diệu nhẹ, không gây kích ứng da nhạy cảm của trẻ.
- Ngăn trầy xước da
Nên đeo găng tay cho trẻ hạn chế trẻ cào gãi và gây nhiễm trùng da, cắt móng tay cho bé thường xuyên. Nếu bé không ngủ được vì ngứa, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc để giúp bé dễ ngủ hơn.
- Dùng nước lạnh
Khi cơn ngứa bộc phát, bạn hãy áp một bình nước lạnh lên vùng bị ngứa nhiều lần trong một ngày, sau đó thoa kem dưỡng ẩm.
- Chế đô dinh dưỡng cho trẻ bi bệnh chàm
Nên duy trì việc bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể, tối đa là 2 năm. Chỉ đa dạng thức ăn cho trẻ từ 6 tháng trở lên.
Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng đạm sữa, các mẹ nên đổi sữa sang sữa thủy phân đạm 2-3 tuần sau đó lại thử lại. Đồng thời mẹ cũng nên theo dõi trẻ dị ứng với loại thức ăn nào thì nên tránh loại thực ăn đó để thay đổi khẩu phần ăn của trẻ.
Những điều gì các mẹ cần biết để tránh bệnh chàm cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh những phương pháp nói trên chăm sóc trẻ bệnh chàm tại nhà, còn có những nguyên nhân phổ biến sau các mẹ cần niên biết tránh bệnh chàm cho trẻ nhỏ:
Thay đổi đột ngôt nhiệt độ làm cho bệnh chàm của bé nặng hơn, các mẹ nên chú ý cho trẻ mặc trang phục phù hợp với thời tiết
Nếu bệnh chàm bị kích thích bởi các yếu tố môi trường như dị ứng theo mùa, tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ để đối phó với tình trạng này.
Hãy để bé tránh xa khói thuốc lá.
Đừng để bé bị căng thẳng
Bệnh chàm và các thực phẩm gây dị ứng cho trẻ
Bênh chàm ở trẻ sơ sinh không phải là nguyện nhân gây dị ứng cụ thể. Tuy nhiên ở một số bé thực phẩm gây dị ứng như sữa bò, trứng, đậu phông, lú mì, sữa đậu nành là nguyên nhân gây bệnh năng hơn. Vì vây cách tốt nhất bạn nên bỏ những thực phẩm này ra khỏi thức ăn của trẻ.
Nếu bé uống sữa công thức gây dị ứng, bạn nên đổi loại sữa khác cho bé ngoại trừ sữa đâu nành. Đối với những bà mẹ thường ăn bơ thực vật, dầu thực vật và trái cây có múi trong 4 tuần cuối thai kỳ thường sẽ có con mắc bệnh chàm khi bé lên 2 tuổi.
Ngoài ra, các bà mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa vi sinh vật có lợi trong quá trình mang thai, vì điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển bệnh chàm ở trẻ. Các vi sinh có lợi này cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh này. Vì thực phẩm chỉ chiếm 10% trong nguyên nhân gây ra căn bệnh chàm nên mẹ cũng nên chú ý chăm sóc da và các yếu tố khác.
Các mẹ nên làm gì khi bệnh chàm của bé không thuyên giảm
Trước tiên các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh chàm cho trẻ, nếu bé đi nhà trẻ nói rõ bệnh của bé cho cô giáo.
Nếu bệnh chàm của bé không giảm, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu nhi khoa để dược khám và điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị dùng các loại steroid bôi tại chỗ
Nếu loại thuốc này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một loại steroid mạnh hơn. Nếu bé vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bị sốt, nhiễm trùng như chảy máu, có mủ màu vàng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh không có gì là nghiêm trọng và không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên các mẹ chủ quang và không điều trị kịp thời cho bé có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ trẻ sau này.
Với những chia sẽ trên hy vọng các mẹ có môt số kinh nghiệm bổ ích khi chăm sóc bé yêu nhà mình mắc bệnh chàm. Vì vây các mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ mắc bệnh này nhé.
407 views