Khi bé ở giai đoạn 5 tháng tuổi này thì vị giác của bé đã phát triển, các mẹ phải có một thực đơn thật hoàn hảo cho bé, chắc chắn đây không phải là một công việc dễ dàng. Bài viết này sẽ cùng chia sẻ với các mẹ những thực đơn hữu ích và bổ dưỡng nhất cho bé.

Nếu bé nhà mình mới 4 tháng bắt đầu ăn dặm thì các mẹ có thể tham khảo bài viết  “Bé 4 tháng đã có thể ăn dặm được hay chưa ?” ở đây nhé.

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi là vô cùng quan trọng
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi là vô cùng quan trọng

Tại sao phải xây dựng thực đơn cho bé 5 tháng tuổi

Theo sự đánh giá của các chuyên gia thì thời điểm này là thời điểm quan trọng đối với bé, hệ tiêu hóa đã dần hoàn thiện, ngoài sữa thì nên bổ sung các chất dinh dưỡng khác để giúp cơ thể bé phát triển toàn diện hơn.

Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu và khẩu vị khác nhau, nên việc nghiên cứu xây dựng thực đơn cho bé rất quan trọng, bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, cũng như bắt đầu hành trình ăn dặm đầy thử thách đúng hướng và dễ thành công hơn.

Tổng hợp 10 món ăn dặm cho bé

Để khởi đầu cho thực đơn ăn dặm của bé 5 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo các món ăn dặm rất điển hình sau :

   1. Cháo gạo bí đỏ

  • Nguyên liệu : bí đỏ, nước, cháo gạo
  • Chế biến : gọt vỏ bí , bỏ ruột và thái nhỏ rồi hấp hoặc luộc chín bí. Rây bí thật nhuyễn, pha bí với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Cuối cùng trộn với cháo gạo là bé đã có một bữa cháo bí đỏ thơm ngon bổ dưỡng rồi.
Cháo gạo bí đỏ cho bé ăn dặm
Cháo gạo bí đỏ cho bé ăn dặm

 2. Cháo táo khoai lang

  • Nguyên liệu : táo, khoai lang ( 2 loại thực phẩm này rất giàu chất xơ và các loại vitamin)
  • Chế biến :  hấp hoặc luộc chín khoai, sau đó rây nhuyễn. Tiếp đến lấy nước táo nguyên chất trộn với khoai lang thành hỗn hợp sánh mịn theo tỉ lệ 2 thìa khoai : 5 thìa nước táo. Tùy theo mức độ bé ăn nhiều hay ít các mẹ điều chỉnh cho phù hợp nhé.
Cháo táo khoai lang cho bé ăn dặm
Cháo táo khoai lang cho bé ăn dặm

3. Cháo cà chua

  • Nguyên liệu : cà chua, trong cà chua có nhiều vitamin A và C giúp đôi mắt bé sáng khỏe và hỗ trợ trí tuệ rất tốt.
  • Chế biến : trần cà chua qua nước sôi, bóc vỏ và bỏ hạt, sau đó cho vào nồi nước dùng đến khi cà chua chín nhừ. Tiếp đến lọc phần này qua rây rồi trộn với cháo đã rây sẵn là thành món ngon chất lượng cho bé.
Cháo cà chua cho bé
Cháo cà chua cho bé

4. Súp khoai tây

  • Nguyên liệu : khoai tây, các mẹ cần lựa chọn những củ khoai tây tươi, không bị mọc mầm, thâm đen để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhé.
  • Chế biến : hấp hoặc luộc chín khoai tây . Sau đó làm nhuyễn rồi trộn với nước dùng là hoàn thành món ăn dặm súp khoai tây rồi
Súp khoai tây cho bé
Súp khoai tây cho bé

5. Cà rốt nghiền

  • Nguyên liệu : cà rốt, cháo trắng
  • Chế biến : nghiền cháo và cà rốt riêng. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho bé ăn cùng lúc.
Cà rốt nghiền cho bé
Cà rốt nghiền cho bé

6. Cháo bắp ngọt

  • Nguyên liệu : cháo trắng, bắp ngọt
  • Chế biến : nấu cháo và bắp cùng với nhau tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn rồi bỏ bã. Nhớ lọc hết bã nhé, vì bã ngô rất lợn cợn bé sẽ khó ăn nếu còn sót lại.
Cháo bắp ngọt cho bé
Cháo bắp ngọt cho bé

7. Cháo đậu cô ve

  • Nguyên liệu : cháo trắng, đậu cô ve
  • Chế biến : rửa sạch đậu nhớ trần qua cho bớt mùi rồi luộc mềm, nghiền thật nhỏ. Cho đậu vào ăn chung với cháo.
Cháo đậu cô ve cho bé
Cháo đậu cô ve cho bé

8. Cháo rau chân vịt

  • Nguyên liệu : cháo trắng, rau chân vịt
  • Chế biến :  rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc mềm rồi nghiền nhỏ rau, sau đó trộn với cháo . Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Cháo rau chân vịt cho bé
Cháo rau chân vịt cho bé

9. Táo nghiền

  • Nguyên liệu : táo
  • Chế biến : Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong lò vi sóng trong vòng 1 phút rưỡi cho mềm. Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn là bé có thể ăn được. Tùy theo lượng bé ăn nhiều hay ít mà các mẹ lấy lượng táo phù hợp với bé.
Táo nghiền cho bé
Táo nghiền cho bé

10. Súp sữa bí đỏ

  • Nguyên liệu : bí đỏ, sữa bột
  • Chế biến : bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5 phút, sữa bột pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm, sau cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.
Súp sữa bí đỏ cho bé
Súp sữa bí đỏ cho bé

Nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng các mẹ cần lưu ý

  • Không nên ép con ăn quá nhiều, vì trong giai đoạn này chủ yếu cho bé tập làm quen với mùi vị của món ăn.
  • Cho bé ăn bắt đầu từ loãng tới đặc, cảm thấy bé thích ăn món nào thì sẽ bổ sung món đó vào thực đơn, còn bé không thích thì không nên ép ăn, như vậy bé sẽ ác cảm với đồ ăn hơn.
  • Thực đơn cho bé ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, các mẹ phải nghiên cứu rõ cách nấu và khung giờ cho bé ăn một cách khoa học phù hợp nhất.
  • Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 ~ 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.

Tổng kết lại

Trên đây là tổng hợp 10 món ăn dặm các mẹ có thể tham khảo bổ sung thêm trong bữa ăn hằng ngày của bé. Khi bé được luyện tập từng bước ăn dặm một cách bài bản và khoa học thì các mẹ không cần phải lo lắng căng thẳng khi mỗi lần tới bữa ăn của con. Từ đó, mẹ có thể biết rất rõ khẩu vị của con thích và không thích ăn gì để điều chỉnh cho phù hợp.

Đặc biệt, giai đoạn này bé được tập ngồi vào ghế ăn để dần dần trở thành thói quen nghiêm túc nhưng vẫn vui vẻ, tập cho bé làm quen với các vị thực phẩm khác ngoài sữa tập ăn bằng muỗng. Tuy nhiên, ăn dặm lại là bữa ăn phụ. Sữa Mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho Bé đến 12 tháng tuổi.

846 views

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *