Thông thường khi bắt đầu từ 6 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu mọc răng. Đây được coi là cột mốc rất quan trọng, quá trình này có thể kéo dài, mọc bất kỳ thời gian nào trong giai đoạn từ 3 đến 12 tháng tuổi. Triệu chứng có thể kéo dài trước 3-5 ngày gây cảm giác khó chịu cho bé. Mẹ cần quan sát những thay đổi về sức khỏe của bé, mẹ có thể biết khi nào em bé đang mọc răng để giúp trẻ giảm sự khó chịu khi những chiếc răng đang nứt ra khỏi lợi.
Kem chống hăm cho bé mẹ có thể tìm hiểu tại đây “Kem chống hăm cho bé – Liệu mẹ đã biết những công dụng thực sự”

Độ tuổi mọc răng của trẻ trong khoảng thời gian khá rộng, thường các dấu hiệu mọc răng sẽ xuất hiện từ tháng thứ 3, nhú ra khỏi lời từ tháng thứ 4-7. Không có mốc chuẩn nào quy định việc mọc răng sữa của bé.
Mục lục
Vai trò của những chiếc răng đầu tiên
Những chiếc răng sữa đầu tiên có vai trò rất quan trọng, quá trình mọc răng sữa có ổn định thì việc mọc răng sau này của trẻ mới ổn định. Răng sữa còn ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, thẩm mỹ và phát âm của trẻ.
Ngoài ra răng sữa còn giúp phát triển xương quai hàm phát triển đầy đủ, dành chỗ cho răng vĩnh viễn phát triển sau này. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khớp cắn và chức năng nhai của răng.

Các dấu hiệu khi bé mọc răng
1. Quan sát những dấu hiệu cơ thể
Nếu mẹ nghi ngờ bé mọc răng cần thường xuyên kiểm tra miệng bé, kiểm tra kỹ phần da xung quanh miệng và phần lợi ở trong miệng
- Luôn đảm bảo tay mẹ thật sạch sẽ khi kiểm tra miệng bé
- Chú ý kỹ nếu bé có hiện tượng chảy nhiều nước miếng thì đấy là dấu hiệu đầu tiên khi bé chuẩn bị mọc răng.
- Quan sát da mặt bé có hiện tưởng nổi đỏ bất thường hay không ? Có thể các nốt mẩn đỏ hơi mờ nhưng rất dễ nhận ra nếu mẹ để ý kỹ.
- Kiểm tra phần lợi của bé có bị sưng mọng và tấy đỏ
- Mát- xa lợi cho bé, vừa có thể giảm đau nhức cho bé mẹ còn có thể kiểm tra được bé có thực sự đang mọc răng hay không
Bé dường như thích mút tay, cắn gặm đồ chơi đây cũng là dấu hiệu khi bé mọc răng
- Bé hay lấy đồ chơi cắn, mút để cọ vào lợi, vì lợi của bé đang bị sưng lên gây đau hoặc ngứa, bé thường tìm kiếm một vài thứ đồ chơi để ngậm hoặc cắn tay mẹ với thái độ bực bội, khó chịu.
Cơn đau do mọc răng khiến cho bé rất khó chịu, hay vò tai ngoài. Nếu việc vò tai của bé diễn ra qua lâu tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám để kiểm tra bé vò tai là do đau mọc răng hay do vấn đề về viêm nhiễm tai.
Khi bé mọc răng thân nhiệt sẽ có sự thay đổi, nếu má hoặc da của bé hồng lên hoặc ấm hơn, có lẽ trẻ đang sốt nhẹ do mọc răng. Còn nếu bé sốt cao, có thể trẻ vừa mọc răng vừa có yếu tố nào đó gây sốt. Trong trường hợp này, mẹ hãy liên hệ cho bác sĩ để biết có cần đưa trẻ đi khám không

2. Hành vi của trẻ
Ngoài những dấu hiệu bên ngoài mẹ có thể thấy thì tâm trạng của bé cũng sẽ thay đổi theo, hay cáu kỉnh bứt rứt không yên. Đặc biệt bé hay quấy khóc vào ban đêm, ngủ không được sâu giấc và khóc nhều hơn bình thường. Bé thường xuyên đi phân lỏng, mông bị rộp và tấy đỏ.
Bé có hiện tượng lười bú bình, bú sữa mẹ, vì khi bú sẽ tạo áp lực lên hàm khiến bé đau hơn. Hoặc bé sẽ thích thú hơn với những dạng thức ăn đặc sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi thì cọ vào lợi bé.
Cách giảm đau hiệu quả khi bé mọc răng
- Lấy tay sạch chà nhẹ nhàng nên phần nứu của bé, việc mát – xa nhẹ nhàng này sẽ giúp bé giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn
- Sử dụng khăn lạnh không mùi dành cho da nhạy cảm để đảm bảo không làm kích ứng làn da mỏng manh hoặc lợi của trẻ. Dùng khăn lau miệng khi bé chảy nhiều nước miếng, lau bên trong lợi mát-xa nhẹ nhàng giúp làm sạch khuẩn trong và ngoài miệng. Việc này không những giúp trẻ dẽ chịu hơn mà còn ngăn ngừa phát ban trong miệng trẻ.
- Cho trẻ gặm những đồ chơi ngậm nứu, chuyên sử dụng trong giai đoạn bé mọc răng. Hoặc mẹ có thể cho khăn ẩm vào tủ lạnh hoặc ngăn đá khoảng 30 phút rồi cho trẻ gặm. Đảm bảo không để khăn đông cứng thành đá vì nó có thể làm bầm tím phần lợi đang bị sưng của trẻ.. Tránh những đồ chơi sắc nhọn làm tổn thương cho răng và nứu của bé.
- Cho trẻ ăn những thức ăn lạnh để giảm khó chịu như sữa chua, các loại sinh tố trái cây hoặc những loại trái cây để tủ lạnh và cho vào túi nhai cho bé ăn.
- Nếu mẹ thấy bé đau nhiều có thể cho uống acetaminophen với sự chấp thuận của bác sĩ. Thuốc giảm đau có thể giúp trẻ giảm khó chịu và bứt rứt.

Chăm sóc răng cho bé
Hãy bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé để bé tập làm quen với những động tác như vậy., mới đầu mẹ sử dụng những khăn vải thấm nước lau sơ cho bé trong mỗi lần tắm
Sau đó, hãy chuyển sang sử dụng loại bàn chải đánh răng dùng riêng cho trẻ, loại chuyên dụng này rất mền không ảnh hưởng đến phần nứu của bé. Thường xuyên cho bé quan sát các động tác quá trình đánh răng của mẹ, sau đó mẹ sẽ tập cho bé thực hiện đúng cách.
Sử dụng những loại kem chuyên dùng cho trẻ chứa ít florua khi bé đã biết nhổ bọt ra ngoài. Lưu ý chọn kem đánh răng phải phù hợp với lứa tuổi của bé
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường trong chế độ ăn, giảm thiểu các chất gây hại đến cấu trúc men răng của bé.

Tổng kết lại
Mọc răng là cột mốc quan trọng của bé, mẹ cần phát hiện kịp thời để có những biện pháp chăm sóc răng miệng bé được tốt hơn. Nếu mẹ thấy răng bé có những biểu hiện bất thường thì nên cho bé đi gặp nha sĩ để được tư vấn khám và điều trị sớm nhé.
Leave a Reply