Mắt đổ ghèn nhiều là triệu chứng rất bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài và thường xuyên mẹ nên tìm cách khám và chữa trị cho trẻ. Nếu không xử lý đúng cách mắt trẻ dễ bị biến chứng nặng, phải đi bệnh viện cấp cứu kịp thời nếu không trẻ sẽ bị giảm thị lực.

mat do0ghen

Vì sao mắt trẻ thường hay đổ ghèn?

Mắt trẻ đổ ghèn là hiện tượng khá phổ biến nhưng nếu mẹ không xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm cho mắt của bé. Có khá nhiều lý do khiến mắt bé đổ ghèn, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để biết cách chữa mắt bé bị đổ ghèn đúng hơn. Tránh tình trạng bé gặp khó khăn trong việc mở mắt mỗi khi dậy hay nguy cơ nhiễm trùng giác mạc hay mù mắt bé.

Nguyên nhân đổ ghèn ở trẻ sơ sinh

Có khá nhiều nguyên nhân làm cho mắt trẻ bị đổ ghèn, và điều này luôn khiến các bé gặp khó khăn khi mở mắt mỗi khi ngủ dậy. Mẹ có thể tìm hiểu một vài nguyên nhân cụ thể sau để tìm ra cách chữa mắt bé bị đổ ghèn nhé:

Thứ nhất, khi bé chào đời đôi khi không tránh được việc bị máu và nước ối của mẹ chảy vào mắt. Mắt trẻ sơ sinh  cực kì yếu ớt nên dễ bị nhiễm trùng từ nước ối và máu, dẫn đến hiện tượng mắt đổ ghèn.

Thứ hai, một phần có thể do lần đầu làm mẹ nên khâu chăm sóc mắt mẹ vẫn chưa làm chu đáo hoặc không chú ý đến nhiều về việc làm sạch mắt bé thường ngày, cũng dễ khiến mắt bé bị đổ ghèn nhiều.

Thứ ba, trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không chú ý đến khẩu phần ăn của mình, ăn phải những thức ăn hoặc trái cây gây nhiệt gây nóng người.Từ đó, khi bé bú sữa mẹ cũng sẽ phải “thu nạp” các chất gây nhiệt nóng vào người, dẫn đến việc mắt bị đổ ghèn.

thứ tư, Có thể do mắt bé còn yếu, chưa thể tự bảo vệ nên dễ lây nhiễm các bệnh đau mắt từ những người xung quanh tiếp xúc với bé. Vì vậy, mẹ cần chú ý khi bế bé nhé.

tre 2 tuoi mat bi do ghen bo me nen lam gi 1 e1555560330464

Các nguyên nhân khác gây đổ ghèn mắt, mẹ cần quan tâm

  • Viêm kết mạc

Viêm kết mạc khiến mắt bị đỏ, đổ nhiều ghèn, mắt đau và sưng to mí mắt. Đây là bệnh lý khá phổ biến, thường xuyên hiện theo mùa và đôi khi lại bùng phát thành dịch.

Nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không nên điều trị bằng các phương pháp dân gian hay tự uống thuốc tại nhà. Nếu tình trạng viêm kết mạc không được điều trị dứt điểm, nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ sau này là rất cao.

Bệnh do vi rút lây từ người này sang người khác. Do đó, để hạn chế lây lan, bạn nên cho trẻ sử dụng khăn mặt và vật dụng cá nhân riêng.

Trieu chung viem giac mac o tre em 1

  • Tắc tuyến lệ
    Tuyến lệ bị tắc khiến mắt bị đau và có nhiều ghèn. Hiện tượng này không phải bệnh lý và không nguy hiểm. Thông thường, chúng sẽ tự hết trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng nhiều ghèn do tắc tuyến lệ vẫn không thuyên giảm, bạn nên đưa bé đi bác sĩ để được thăm khám.
  • Mắt bị lẹo
    Lẹo mắt hay còn gọi là mụn lẹo, thường xuất hiện ở mí mắt. Chúng mí mắt trẻ bị sưng, đau nhức, nhiều ghèn và đôi khi chảy nước mắt.Mụn lẹo sẽ thuyên giảm trong vòng 2 – 3 ngày. Mẹ chỉ cần vệ sinh bằng gạc y tế và nước muối sinh lý. Chườm ấm thường xuyên là được.
  • Khô mắt
    Nếu bé thức dậy vào buổi sáng, mắt có nhiều ghèn và kèm theo hiện tượng khô mắt thì phụ huynh cũng không cần quá lo lắng.Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần để phòng ngủ thông thoáng. Không nên thường xuyên mở điều hòa. Che chắn mắt bé cẩn thận khi ra ngoài là được.
  • Cảm lạnh: Cảm lạnh có thể ảnh hưởng tới các niêm mạc trong đầu, gây chảy gỉ mắt và sưng đỏ. Tình trạng ghèn ra nhiều sẽ giảm bớt khi cơn cảm lạnh qua đi. Tuy nhiên nếu ghèn hơi ngả xanh lá cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng xoang nguy hiểm.

nguyen nhan gay leo mat o tre nho va cach chua don gian nhat hinh 5

Cách chữa trị đơn giản tại nhà cho mắt bé bị đổ ghèn.

Tùy vào từng trường hợp mắt bé sơ sinh bị đổ ghèn là do nguyên nhân gì sẽ có những cách chăm sóc cụ thể khác nhau:

  • Mắt trẻ sơ sinh bị rỉ ghèn đùn dính với lông mi, bít kín mắt bé

Với tình trạng này sẽ gây khó khăn cho bé trong việc mở mắt do rỉ ghèn nhiều, các mẹ cần vệ sinh mắt ngay để tránh rỉ mắt khô và đóng tảng. Để loại bỏ rỉ ghèn ở mắt các mẹ cần lưu ý:

Mỗi ngày, mẹ thực hiện lau mắt cho bé 2-3 lần/ ngày bằng nước muối hoặc nước ấm pha chút nước muối loãng. Sử dụng khăn mềm hoặc bông gòn sạch thấm vào nước và vệ sinh mắt cho bé, lau thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương vùng mắt bé. Không tùy tiện dùng thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, khi lau mắt, mẹ có thể kết hợp thêm việc massage vùng giữa mắt và mũi của bé bằng khăn đã nhúng qua nước ấm. Điều này sẽ giúp ống dẫn bị tắt trở nên thông thoáng, khi đẩy được dịch vàng ra ngoài, từ đó khiến mắt đỡ bị đổ ghèn hơn.

Một lưu ý nhỏ nữa trong cách chữa mắt bị đổ ghèn ở trẻ em chính là khi nhỏ bất kỳ thuốc gì vào mắt của bé cần có sự chỉ định của bác sĩ. Với những bé còn quá nhỏ, nên đặt con ở phòng không quá sáng hoặc quá chói vì mắt của trẻ còn yếu, không chịu đựng được ánh sáng ở mức độ mạnh.

Trường hợp mắt đổ ghèn nhiều, ghèn màu vàng như mủ, tình trạng này kéo dài từ 3 – 5 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh giúp việc chữa trị được kịp thời và hiệu quả.

tre bi ghen mat 2

  • Mắt trẻ sơ sinh bị  ghèn do đau mắt đỏ

Một số biểu hiện trẻ đau mắt đỏ các mẹ chú ý đó là mắt bé thường bị đỏ và đổ nhiều ghèn, đỏ một bên và lây sang hai bên, buổi sáng ngủ dậy có nhiều ghèn hơn trong mắt, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và có ghèn, ghèn mắt bé có màu xanh hoặc vàng, trẻ hay dụi mắt…

–  Để giảm hiện tượng đau mắt cho bé trong trường hợp này các mẹ cần:
Dùng bông lau ghèn mắt cho trẻ ít nhất 2 lần trên ngày để làm sạch mắt.
Nếu trẻ chỉ đau 1 bên mắt thì chỉ nên tra thuốc vào mắt bị đau, không tra thuốc cả 2 mắt vì có nguy cơ gây nhiễm khuẩn.
Vệ sinh tay chân cho bé cẩn thận và không để bé dụi mắt.
Đưa bé đi khám càng sớm càng tốt và nhỏ mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tuyệt đối không sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị vì có thể gây hại và tổn thương cho mắt của trẻ.

benh nhay mat o tre em hinh anh

  • Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn do nhiễm trùng nặng

Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn do nhiễm trùng nặng các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Việc sử dụng nước muối hay nước ấm hay các biện pháp chăm sóc tại nhà thường không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh về mắt cho bé.

Làm gì để phòng tránh mắt đổ ghèn cho trẻ?

Để phòng tránh tình trạng này, các mẹ nên phòng tránh các nguyên nhân mà chúng tôi vừa nêu ở trên.

Vệ sinh mắt bé sạch sẽ mỗi ngày
Bảo vệ mắt bé khi đi ra đường, tránh tác hại của bụi bẩn, ánh sáng mặt trời
Không nên cho bé tiếp xúc với ánh sáng từ các thiết bị điện tử
Sử dụng khăn mặt và đồ dùng cá nhân dành riêng cho bé
Để phòng ngủ thông thoáng, để đèn ngủ dịu nhẹ

be bi sup mi bam sinh nen mo luc nao11435292811

Những triệu chứng mẹ cần lưu ý nguy hiểm đến mắt của bé

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý những triệu chứng nguy hiểm với mắt của bé, khi thấy một trong những triệu chứng này ở trẻ thì cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay:

  • Mí mắt đỏ: đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt.
  • Nước mắt trẻ chảy ra nhiều: nếu bé khóc thường xuyên và ra nước mắt nhiều thì có thể là dấu hiệu của việc ống dẫn nước mắt bị chặn.
  • Độ nhạy cảm với ánh sáng: nếu trẻ quá nhạy cảm với ánh sáng, thì có thể áp lực trong mắt trẻ bị gia tăng.
  • Đồng tử mắt của trẻ màu trắng: nếu con ngươi của bé xuất hiện đốm màu trắng thì có thể đó là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư mắt.

Bên cạnh đó, để giúp trẻ có sự phát triển tốt nhất về thị giác, các mẹ cần làm những việc sau đây:

  • Sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé.
  • Thay đổi vị trí ngủ của bé bằng cách thay đổi vị trí của giường cũi mỗi ngày.
  • Kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé và liên tục thay đổi vị trí, để bé đảo mắt tìm mẹ.
  • Trang trí phòng của bé với một đèn ngủ hoặc đèn mờ.

337 views

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *