Hăm là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Biểu hiện của bé bị hăm là các vùng da ở hậu môn, háng, vùng kín bị tấy đỏ, xuất hiện các vảy mỏng hoặc mụn nước khiến bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không yên giấc. Vậy cách trị hăm cho bé như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm được một số cách trị hăm cho bé, bị hăm mẩn đỏ ở cổ, hậu môn, hăm ở háng, vùng kín nhé.
Hăm da ở trẻ
1. Hăm là gì? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân khiến trẻ bị hăm
1.1. Hăm là gì?
Bệnh hăm là tên gọi của tình trạng nổi mẩn đỏ ở các vùng kẽ da bị gấp, tạo vảy mỏng, xuất hiện nhiều mụn nước hay sưng tấy lên do nhiêm trùng. Đây là tình trạng phát ban có thể xuất hiện trong suốt cuộc đời. Với các bé, thì bệnh hăm thường gặp ở các vùng da nhạy cảm như vùng hậu môn, mông, vùng kín, nách…do đó là cho các bé thường rất khó chịu, quấy khóc mỗi khi mẹ chưa kịp thay tã hay rửa chàm vào vùng bị hăm bé sẽ không ngủ ngon giấc.
1.2. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm, dưới đây là một số nguyên nhân khá phổ biến:
|
1.3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm
Khi trẻ bị hăm, mẹ có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu sau:
- Khi thay tã cho bé, mẹ có thể thấy được phần tiếp xúc với tã bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông xuất hiện nhiều mẩn đỏ, ở giữa có mủ,…xung quanh kèm theo mùi khai khó chịu. Thường thì các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện từ hậu môn của bé, sau đó lan ra khắp mông và xuống đùi bé.
- Phần da bị dị ứng co thể khô hoặc ẩm ướt, lớp da ở vùng tiếp xúc có màu hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vảy, mưng mủ, có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét chảy nước, chảy máu trên da ở vung bị hăm.
- Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau, khiến trẻ khó chịu nhất là khi phân và nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ tỏ ra khó chịu, giật mình thường xuyên và có thể khóc thét lên, bé trở nên cáu gắt, không muốn ăn…
2. Những sai lầm mẹ gặp phải khi chữa hăm cho bé
- Sử dụng phấn rôn hoặc tinh bột ngô để chữa hăm: Khi thấy trẻ có dấu hiệu hăm tã, nhiều bà mẹ vội vàng sử dụng phấn rôm hoặc bột ngô để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo đây là việc làm không đúng. Các loại phấn bột này sẽ kích thích làn da nhạy cảm của bé, làm chậm thêm quá trình chữa lành bệnh, thậm chí tạo điều kiện cho nấm men phát triển. Ngoài ra, chúng có thể xâm nhập vào phổi của bé, gây bệnh suyễn và khó thở.
- Sử dụng các loại kem có thể làm giảm phát ban: Làn da của bé còn mỏng và nhạy cảm, trong khi các loại kem chứa nhiều hóa chất nguy hiểm như axit boric, camphor, salicylat metyl hay benzoin. Chúng có thể gây ngứa và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm.
- Lau rửa thường xuyên bằng xà phòng thơm là cách điều trị hăm tã hiệu quả: Nhiều cha mẹ muốn giữ cho trẻ luôn thơm tho cả ngày nên họ thích sử dụng các loại sản phẩm mùi thơm lau rửa cho bé. Tuy nhiên, họ không biết rằng hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng da nhiều hơn, làm trầm trọng tình trạng hăm và khó điều trị.
3. Cách chữa hăm cho trẻ cực hiệu quả và an toàn
Thay vì liên tục ca thán “Phải làm sao khi trẻ bị hăm chữa mãi không khỏi?” các mẹ hãy xem lại một cách cẩn trọng việc chăm sóc, vệ sinh cho con cũng như việc lựa chọn phương pháp trị hăm tã. Mỗi cơ địa của trẻ sẽ có sự phản ứng khác nhau trước các phương pháp mẹ áp dụng, điều đó giải thích tại sao có bé áp dụng được phương pháp này mà lại không hiệu quả ở phương pháp khác. Về cách ngăn ngừa và chữa trị hăm cho trẻ sơ sinh, hiện có các cách như:
- Thay tã thường xuyên cho bé, đặc biệt khi ướt hoặc bẩn. Nên dùng tã giấy có khả năng hút tốt vì nó sẽ khiến da của bé khô lâu. Nên thay tã cho con thường xuyên ngay cả khi bạn nghĩ bé không bị ướt.
- Sử dụng các sản phẩm có chứa dầu hoặc oxit kẽm, chúng có thể giảm ngứa và đỏ.
- Sử dụng dầu dừa: Đặc tính kháng khuẩn của dầu dừa làm dịu và chữa lành vết thương trên da bé. Bạn có thể bôi nhẹ dầu dừa lên vùng hăm nhiều lần trong ngày hoặc thêm vài thìa dầu dừa vào nước tắm để dưỡng ẩm.
- Với trẻ còn bú mẹ, sữa mẹ cũng là cách để chữa hăm tã, chống nhiễm trùng, đồng thời không gây dị ứng. Bạn chỉ cần chà một vài giọt sữa mẹ trên vùng da bị hăm thường xuyên và để da khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.
- Dùng nước ấm để vệ sinh vùng mông, bẹn cho bé sau khi thay tã. Lau da trẻ nhẹ nhàng và thật khô trước khi mặc tã mới.
- Nếu trẻ bị hăm thường xuyên, hãy thay đổi loại tã mà bạn sử dụng.
- Thuốc trị hăm tã cũng là một phương pháp tiện lợi và hiệu quả, mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc trị hăm của các nhãn hàng uy tín, có thương hiệu để bôi vào vùng da bị hăm cho con. Lưu ý cần rửa sạch sẽ, thấm khô cho bé mới tiến hành bôi thuốc, không nên bôi quá nhiều hoặc quá dầy.
- Bột tắm thảo dược: Các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng bột tắm thảo dược chiết xuất từ Tinh chất Hoàng Liên, Berberin, Chlorophyll, Tinh dầu Mùi… để pha với 1 lít nước ấm và vệ sinh vùng hăm tã cho trẻ. Đây được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả nhất trong việc loại trừ hăm tã ở trẻ nhỏ hiện nay.
Ngoài những cách trên, có một vài phương pháp dân gian chữa hăm cho trẻ cũng rất hiệu quả như:
|
Để tránh tình trạng hăm kéo dài, cha mẹ cần nhớ không áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp, không tắm cho con bằng sữa tắm khi đang bị hăm tã bởi trong sữa tắm có chứa chất tạo bọt, chất bảo quản, chất tạo mùi, chất làm sạch và hóa chất kích ứng sẽ khiến da bị kích ứng, làm chứng hăm da nặng hơn.
Trong trường hợp bé xuất hiện các dấu hiệu sau, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ:
- Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
- Trẻ bị sốt
- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
- Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
- Trẻ có tiêu chảy
4. Chăm sóc cho trẻ khi bé bị hăm
|
Ngay khi phát hiện bé bị hăm, cha mẹ cần phải áp dụng ngay các cách trị hăm cho bé để bệnh không nặng thêm. Nếu hăm tã xảy ra với bé 6 tuần tuổi kèm theo sốt hoặc hăm da sưng tấy, có mụn mủ, vết loét, hăm tã trong thời gian dài thì mẹ cần phải đưa ngay bé đến bệnh viện để nhận được sự chỉ dẫn của bác sĩ.
362 viewsBạn thấy bài viết hữu ích không
Click vào ngôi sao để đánh giá
Đánh giá 5 / 5. Số đánh giá 1
Bài viết liên quan