Sữa chua là một món ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa , vì trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra sữa chua còn giúp trẻ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa được một số bệnh về đường ruột .Thế nhưng không phải ai cũng biết nên cho trẻ ăn dặm sữa chua như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy, trẻ nên ăn dặm sữa chua như thế nào? Hãy cùng tham khảo những kinh nghiệm sau đây của mình nhé.
Bản chất và lợi ích của sữa chua
Trước khi cho trẻ ăn dặm sữa chua. Mẹ cần biết bản chất của sữa chua để tránh nhầm lần sữa chua và sữa chua uống , các mẹ thường nghĩ là giống nhau, nhưng thực ra không gióng nhau .Sữa chua là do sữa bò nguyên chất trải qua quá trình lên men mới tạo thành , về bản chât nó thuộc phạm trù sữa. Còn sữa chua uống thì chỉ là một loại thức uống, không phải là sữa bò
Sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Theo tiêu chuẩn, cứ 100g sữa chua thì ít nhất là chứa tới 2,9g protein. Trong khi đó hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ có 1/3 số đó, tức là trong 1g protein trong 100g.
Sự hình thành acid lactic tạo ra một số acid khác (pH 4.5), giúp kết tụ các protein (caseins) và mang đến thành kết cấu đặc sệt của sữa chua. Ngoài ra quá trình này còn giải phóng các hợp chất khác như carbon dioxide, peptide, amino acid… tạo nên một hương vị riêng của sữa chua. Vì vậy, trong sữa chua thứ quý nhất là giàu lợi khuẩn, protein và canxi.
Lợi khuẩn (hay còn gọi là probiotic) trong sữa chua thường là vi khuẩn (có khi cả nấm nữa), Có vai trò quan trọng trong quá trình lên men. Việc bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua cũng không hề dơn giản. Vì môi trường trong hệ tiêu hóa có đọ pH ở các mức dộ khác nhau . Do vậy, nếu cho trẻ ăn dặm sữa chua không đúng cách hoặc bảo quản không đúng thì sẽ không giữ được lợi khuẩn.
Khi nào nên bắt đàu cho trẻ ăn dặm sữa chua?
Theo các chuyên gia cha mẹ có thể cho trẻ ăn dặm sữa chua khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên nhưng cần cân nhắc cho trẻ sử dụng với liều lượng thích hợp .
- Trẻ từ 6 tháng. Trẻ đã bắt đầu tập ăn dặm. Mẹ có thể cho bé nhấm nháp vài thìa sữa chua để bụng bé được làm quen với thức ăn mới.
- Trẻ từ 7-10 tháng. Trẻ đã dần thích nghi với nguồn dinh dưỡng bên ngoài . Mẹ có thể tăng lượng sữa chua lên cho trẻ ăn khoảng 50g/ngày.
- Trẻ từ 1-2 tuổi. Trẻ có thể ăn khoảng 80g/ngày.
- Trẻ trên 2 tuổi. Có thể cho trẻ ăn khoảng 100g/ngày.
Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, một số cha mẹ quan niệm cho trẻ ăn càng nhiều sữa chua càng tốt là sai, vì nếu ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất trong dạ dày của trẻ, làm giảm cảm giác thèm ăn.
Nên cho trẻ ăn dặm sữa chua vào thời gian nào
Hãy cho trẻ ăn sữa chua vào buổi tối
Buổi tối trước khi đi ngủ chính là thời điểm vàng nếu cho để cho bé ăn sữa chua. Bởi ở thời điểm này cơ thể hấp thụ canxi một cách tối đa có trong sữa chua. Cũng trong thời điểm này các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi cũng ít hơn. Vì vậy, vào 8 giờ tối các mẹ có thể cho bé ăn 1 hoặc 1/2 hộp sữa chua để bổ sung cho trẻ các lợi khuẩn, dưỡng chất và giúp trẻ có một giấc ngủ ngon.
Nên cho trẻ ăn sau bữa ăn từ 1-2 giờ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn sữa chua sau khi ăn bột,cháo từ 1-2 giờ là thời điểm hợp lý. Vì lúc này độ pH trong dạ dày đã cân bằng lại đây sẽ là môi trường lý tưởng cho các lợi khuẩn hoạt động. Mặt khác trong ruột lúc này vẫn còn thức ăn , lợi khuẩn sẽ bám vào đó được lâu hơn, ruột non lúc này sẽ hấp thu dinh dưỡng được dễ hơn.
Không nên cho trẻ ăn sữa chua lúc đói
Nên cho trẻ ăn dặm vào sữa chua lúc nào? Chắc hẳn không phải là lúc trẻ đói. Bởi khi đói dạ dày chứa một lượng lớn axit làm hỏng những lợi khuẩn có lợi trong sữa chua. Vì vậy nếu cho trẻ ăn dặm sữa chua vào lúc này thì sẽ không có tác dụng . Hơn nữa khi đói Acid lactic có trong sữa chua làm tăng độ acid trong dạ dày , sẽ không tốt với dạ dày non nớt của bé.
Có nên ăn chua với thực phẩm khác
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Không nên ăn sữa chua với các loại hoa quả, nước ép có vị chua như: chanh, cam để tránh rối loạn tiêu hóa . Bởi trong thành phần của các loại trái cây này có tính acid và trong sữa chua lại có nhiều protein.Khi kết hợp lại với nhau sẽ ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa của trẻ, gây chướng bụng, khó tiêu hoặc đau bụng, tiêu chảy.
Không kết hợp với đường và sữa chua lúc nóng. Trong sữa chua chứa lysine, sẽ gây phản ứng với fructose khi nóng sẽ tạo ra độc tố fructose lysine làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Do vậy,chỉ cho đường vào sữa chua khi đã được làm lạnh.
Không nên dùng chocolate kết hợp với sữa chua. protein và canxi ở trong sữa chua, và khi chocolate lại chứa axít oxalic. Khi kết hợp sẽ dẫn đến sự hình thành canxi oxalat không hòa tan, khiến cho việc hấp thu canxi trở nên khó khăn. Có thể một số trường hợp sẽ gây ra đau bụng cho trẻ.
Không ăn sữa chua cùng các loại thịt mỡ, hay xúc xích và thịt hun khói. Khi chế biến, các loại thịt có chứa nitrat (nitro) nếu kết hợp với sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine một loại chất gây ung thư. .
Không ăn sữa chua với cháo. Cháo và sữa chua khi kết hợp sẽ không làm tăng dinh dưỡng như nhiều mẹ nghĩ. Bởi trong sữa chua có chứa vitamin A ,còn cháo chứa nhiều tinh bột ,trong đó có chất xúc tác sẽ phá hỏng vitamin A, làm giảm dinh dưỡng có trong sữa chua .
Ngoài những thực phẩm chúng ta nên tránh thì bên cạnh đó cũng có một số thực phẩm nếu mẹ kết hợp sẽ trở nên kích thích vj giác của bé hơn rất nhiều. Đó là sữa chua có thể kết hợp với một số loại quả như : táo, đào ,chuối, bơ ,dâu tây, lê… sẽ tạo thành món sữa chua hoa quả ngon tuyệt vời.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sữa chua
Không nên hâm nóng sữa chua trước khi cho trẻ ăn, vì ở nhiệt độ nóng hay lò vi sóng có thể giết chết các lợi khuẩn có lợi trong sữa chua, làm mất dinh dưỡng khác và hương vị thơm ngon của sữa chua . Nếu mẹ muốn cho bé ăn sữa chua không bị lạnh hoặc viêm họng, thì mẹ có thể bỏ sữa chua ra ngoài môi trường 15-20 phút để sữa chua nguội trước khi cho bé ăn .
Để sữa chua phát huy được hết tác dụng của các chất dinh dưỡng , mẹ tránh cho bé ăn sữa chua khi bé đang uống một số loại kháng sinh, vì kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua . Nên nếu bé có đang phải uống kháng sinh thì hãy đợi khi bé không phải sử dụng kháng sinh nữa và cho bé ăn dặm sữa chua cũng chưa muộn.
Trường hợp bé bất dung nạp lactose thì mẹ cũng không cần phải lo lắng, vì đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên do sự thiếu hụt men lactose. Nhưng lactose trong sữa chua , được tiêu hóa hiệu quả hơn so với nguồn lactose từ sữa khác nhờ lợi khuẩn trong đó giúp hỗ trợ tiêu hóa.Ngoài ra, kết cấu của sữa chua đặc hoen nên cũng lưu lại ở đường tiêu hóa lâu hơn sữa. Vì vậy, sữa chua là nguồn an toàn nếu bé có bị bất dung nạp lactose.
Bạn cũng cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sữa chua xong ,bạn nên cho tráng miệng với một chút nước ấm với trẻ bé, với trẻ lớn hơn mẹ có thể hướng dẫn bé xúc miệng cho sạch. Để làm sạch răng cho trẻ , giúp tránh sữa chua bám vào răng lợi làm ảnh hưởng đến men răng của trẻ.
Mặc dù sữa chua là một thực phẩm vàng đói với trẻ nhưng không phải vì vậy mà chúng ta sử dụng không có khoa học đâu nhé các mẹ. Hy vọng qua bài viết này các mẹ có thể tìm ra câu trả lời nên cho trẻ ăn dặm sữa chua như thế nào là tốt nhất. Giúp các con yêu có một sức khỏe toàn diện nhất .
Nơi mua sữa chua chính hãng giá rẻ:
Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nên mua:
|
1555 views