(Ngoài việc được dùng làm gia vị cho các món ăn thêm hấp dẫn thì lá tía tô còn có tác dụng đối với sức khỏe đặc biệt là với bà bầu và trẻ sơ sinh.

Tía tô có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe
Tía tô có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe

Tía tô không chỉ là cây gia vị mà còn là cây thuốc nam quý.

Dạng cây thảo, cao 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn.

Tía tô mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết quả nhiều, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt. Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12.

Bộ phận dùng làm thuốc: Dùng lá (Tô diệp), cành (Tô ngạnh), hạt (Tô tử) của cây Tía tô.

1. Tác dụng của lá tía tô đối với bà bầu

Tía tô đặc biệt tốt cho bà bầu, những công dụng của lá tía tô đối với bà bầu như:

Giảm sưng phù chân

Sưng phù là hiện tượng hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải trong thời gian mang thai, đặc biệt là thời điểm những tháng cuối thai kỳ. Khi đó, để giảm tình trạng này, các mẹ hãy ra chợ mua ngày lá tía tô về rửa sạch, bỏ vào nước sôi nấu khoảng 5 phút sau đó thêm muối hạt làm nước ngâm chân.

Ngâm chân với nước lá tía tô sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn, quan trọng là hạn chế tình trạng sưng phù chân và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Tía tô giúp giảm sưng phù chân
Tía tô giúp giảm sưng phù chân

Bài thuốc chữa phù chân cho bà bầu :

Tía tô 16g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, cao lương khương 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 12g, xa tiền 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, hương nhu trắng 10g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chữa cảm lạnh, giải cảm cho bà bầu

Suốt thời gian mang thai, khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các bà bầu thường không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai nên sử dụng lá tía tô để nấu cháo ăn sẽ giúp giải cảm rất tốt.

Bên cạnh đó, mẹ có thể lấy vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 1 chén nước. Với cách này, thai phụ nên uống khi còn nóng, sau đó đắp chăn để ra mồ hôi. Chỉ sau một lần áp dụng, mẹ bầu sẽ thấy triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm giảm thiểu đáng kể.

Chữa cảm lạnh, giải cảm cho bà bầu
Chữa cảm lạnh, giải cảm cho bà bầu

Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không sử dụng dài ngày và không dùng thay nước uống hằng ngày vì có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Bài thuốc chữa cảm mạo bằng tía tô cho người mang thai rất đơn giản: chỉ cần cho kinh giới, tía tô mỗi thứ một nắm, đổ hai bát nước vào sắc đến khi chỉ còn một bát nước thì đem uống khi còn ấm. (Lưu ý: khi sắc nên đậy kĩ, đun lửa to để tinh dầu không bị bay đi nhiều). Sau khi uống nên ăn thêm một bát cháo trứng gà và nằm đắp chăn ấm.

Trị mụn trứng cá

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu bị nổi mụn trên mặt. Với trường hợp này, thay vì sử dụng các loại kem trị mụn, các mẹ có thể tin tưởng vào khả năng làm đẹp của lá tía tô bởi lượng tinh dầu có trong nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch, sáng da rất tốt.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể vò nát lá tía tô, pha với nước để rửa mặt hoặc tắm cũng giúp trị mụn, đồng thời làm săn chắc da.

Cách trị mụn với tía tô như sau:

Dùng lá tía tô đã rửa sạch, để ráo sau đó cho vào cối giã nát, chắt nước. Rửa sạch vùng da bị mụn, dùng tăm bông tẩm nước lá tía tô bôi lên vùng da bị mụn. Để nguyên khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Áp dụng 3-4 lần/ tuần.

Giảm cảm giác ốm nghén khó chịu cho bà bầu

Ốm nghén là tình trạng thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay buồn nôn…

Giảm cảm giác ốm nghén khó chịu cho bà bầu
Giảm cảm giác ốm nghén khó chịu cho bà bầu

Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể sắc 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang sẽ giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn.

Giảm nhiệt thai

Chị em bị nóng trong bụng, cồn cào, nước tiểu đỏ lượng ít, ăn uống kém, sưng đau lợi răng, táo bón, tiêu hóa không thông lợi cũng nên dùng lá tía tô kết hợp với các nguyên liệu dưới đây để giải nhiệt thai:

Đương quy 16g, lá và cành tía tô 16g, bạch truật 12g, chi tử 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 10g, đỗ trọng 10g, ngân hoa 10g, rau má 20g, a giao 6g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, khởi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang ( 7 – 8 ngày là một liệu trình).

Giúp bà bầu dễ sinh đẻ

Tía tô giúp bà bầu dễ sinh đẻ
Tía tô giúp bà bầu dễ sinh đẻ

Đến gần ngày dự sinh, để cơn đau đẻ nhanh chóng trôi qua và việc sinh đẻ được diễn ra dễ dàng, bạn nên vò nát một nắm lớn lá tía tô tươi sắc với 2 lít nước lấy lại 1 lít và cho mẹ bầu uống liên tục nhé. Bạn nên uống ngay khi còn ấm để phát huy hiệu quả một cách tối ưu, đảm bảo ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ mà uống nước lá tía tô bạn sẽ nhanh chóng “mở cửa mình” để sinh em bé trong thời gian rất ngắn (từ 1-2 tiếng) và quá trình sinh cũng rất suôn sẻ.

Lưu ý:

Dùng lá tía tô uống hay ăn sống để chữa bệnh nhất là đối với bà bầu cần phải được đảm bảo sạch. Tốt nhất là chỉ nên dùng lá nhà trồng được để tránh nguy cơ có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Trong thai kỳ nói chung, cơ thể thai phụ đã nóng, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Lá tía tô dù tốt nhưng không phải an toàn với tất cả mọi người. Tùy cơ địa mà tía tô mới giúp bà bầu dễ sinh nở, không phải bà bầu nào sử dụng đều được.

2. Tác dụng của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh

Theo các tài liệu Đông Y, cây tía tô là cây dạng thảo chứa tinh dầu (0,3-0,5%), chủ yếu là tinh dầu perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin có tác dụng long đờm, chữa ho, giảm đau, giải độc…

Đây cũng là những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh mà mẹ nào cũng có thể tận dụng để chăm sóc con khỏe mạnh. Dưới đây là những tác dụng của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh.

Hạ sốt cho bé bằng lá tía tô

Uống nước lá tía tô để hạ sốt cho bé là một trong những công dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ bỉm sữa chia sẻ cách sắc nước lá tía tô để uống hoặc nấu cháo tía tô ăn rồi cho bé bú thật nhiều vào hôm trước khi cho bé đi tiêm phòng. Như vậy bé đỡ bị sốt cao. Thực hư vấn đề này thế nào?

Uống nước sắc lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi. Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố.

Lưu ý: Bên cạnh việc dùng lá tía tô để hạ sốt cho bé, khi bé bị sốt ra mồ hôi nhiều, mẹ nên mặc đồ thoáng mát cho bé, dùng khăn mềm ấm lau lưng, nách, bẹn cho bé tránh tình trạng để mồ hôi ướt người bé lâu dễ gây cảm lạnh.

Nước lá tía tô hạ sốt cho bé
Nước lá tía tô hạ sốt cho bé

Bài thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng nước lá tía tô:

Dưới đây là các bước cụ thể để thực hiện bài thuốc hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức.

Đối với trẻ bú mẹ: Lấy khoảng 10 cành tía tô, mẹ rửa sạch để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú trước khi đi tiêm phòng cho trẻ và sau khi đi tiêm phòng. Khi bé bị sốt không do tiêm phòng, mẹ cũng áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt.

Đối với trẻ uống sữa công thức: Đối với những bé bú sữa công thức, mẹ giã khoảng 20g lá tía tô lấy nước cốt, pha với một chút nước ấm cho bé uống mỗi lần 2.5ml(nửa muỗng cà phê), ngày uống 3 lần.

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tía tô

Một trong những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh là trị ho cho bé. Các ghi chú về Đông Y mô tả lá tía tô có tác dụng bổ tỳ vị, giảm ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lá tía tô cũng có tác dụng long đờm nên rất có ích cho trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm. Bài thuốc với lá tía tô trị ho cho trẻ rất đơn giản dễ thực hiện.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 20gr lá tía tô
  • 5-10g hoa đu đủ đực
  • 5gr hoa khế
  • 5gr đường phèn

Cách làm: Các nguyên liệu này rửa sạch để ráo nước. Cho vào cối giã nát tất cả hỗn hợp này rồi lọc lấy nước cốt, thêm 5gr đường phèn vào hỗn hợp rồi hấp cách thủy. Để nguội cho bé dùng dần.

Mỗi ngày uống 5 lần, mỗi lần 2,5ml(nửa muỗng cà phê). Bài thuốc này đặc biệt hiệu quả với trẻ sơ sinh bị ho khan, ho nặng tiếng và có đờm nhiều. Cho bé uống lượng nhỏ một vài giọt mỗi lần để các chất tinh dầu ngấm dần giúp diệt khuẩn, làm giảm các cơn đau rát cổ họng gây khó chịu cho bé.

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tía tô
Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tía tô

Tác dụng trị rôm sảy bằng lá tía tô với trẻ sơ sinh

Lá tía tô được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt vi khuẩn nên mẹ có thể dùng tía tô để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu da bé bị ngứa, mụn nhọn chỉ tắm đều đặn một tuần sẽ thuyên giảm rồi khỏi hẳn mà không cần bôi bất kì một loại thuốc nào khác.

Lưu ý: không nên dùng nước lá tía tô tắm cho bé trong trường hợp da bé bị lở loét, trầy xước hay mưng mủ dễ gây nhiễm khuẩn.

nấu nước tắm cho bé bằng lá tía tô
nấu nước tắm cho bé bằng lá tía tô

Cách nấu nước tắm cho bé bằng lá tía tô

Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch với muối để loại bỏ hết bụi bẩn và lông tơ trên lá dễ gây kích ứng với làn da mỏng manh của bé. Sau đó đem xay nát, rồi dùng rây lọc lấy nước cốt dùng nấu nước tắm cho bé. Hoặc mẹ cũng có thể để nguyên lá nấu nước cho bé, sau đó gạn nước lấy nước loại bỏ phần lá.

Trên đây là những tác dụng của lá tía tô đối với bà bầu và trẻ sơ sinh. Lá tía tô mặc dù có nhiều công dụng xong khi sử dụng các mẹ nên chú ý đến những tác dụng phụ mà nó có thể mang tới để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

Hãy chia sẻ bài viết cho mọi người !

338 views

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *