Bé bị sốt mọc răng là một hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ sẽ khó phân biệt được khi nào bé sốt do mọc răng hay do bệnh lý khác. Ngoài ra, thời điểm mọc răng của mỗi bé đều khác nhau. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bé sắp mọc răng và cách chữa sốt cho bé tại nhà như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé !

Bé bị sốt mọc răng: dấu hiệu và mẹo chữa sốt cho bé tại nhà
Bé bị sốt mọc răng: dấu hiệu và mẹo chữa sốt cho bé tại nhà

Khi mọc răng bé có bị sốt hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc. Bé sốt do mọc răng, bé sẽ bị sốt nhẹ trong vòng vài ngày. Nếu bé bị sốt cao liên tục, nôn mửa có thể bé bị một bệnh khác chứ không phải do mọc răng. Sốt nhẹ, đau lợi khi mọc răng làm cho bé quấy khóc hơn bình thường, do đó các mẹ cần có hướng chăm sóc bé đúng cách và có chế độ dinh dưỡng tốt cho bé.

Trong giai đoạn mọc răng, bé sẽ rất đau đớn và có những dấu hiệu như bị sốt hoặc tiêu chảy nhẹ. Đây thực sự là giai đoạn khó khăn của bé, vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Phần lớn trẻ mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6, nhưng bé yêu của mẹ có thể mọc răng sớm từ 3 tháng tuổi hoặc muộn hơn, đôi khi đến 14 tháng tuổi bé mới mọc răng. Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào một số yếu tố như thời gian bố và mẹ mọc răng, trẻ sinh đủ tháng hay thiếu tháng (trẻ sinh non thường mọc răng muộn hơn).

Cách mà trẻ trải qua quá trình mọc răng có thể rất khác nhau. Một vài bé có triệu chứng liên quan đến mọc răng như bé chảy nước bọt nhiều, quấy phá nhiều hơn và đặc biệt là sốt mọc răng vào khoảng một tuần trước khi răng thực sự trồi lên. Trong khi một số bé khác lại không có dấu hiệu gì báo hiệu trẻ sắp mọc răng.

Dấu hiệu bé sắp mọc răng

Khi thấy trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ít bú mẹ, sốt đó chính là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng. Đây là quy luật thông thường, nên các bậc cha mẹ không nên lo lắng quá. Biểu hiện rõ nhất chính là trẻ sốt mọc răng.

Khi mọc răng, trẻ thường sốt, khó chịu, cảm thấy đau nhức và quấy rất nhiều. Sau đó, các triệu chứng có thể tự khỏi khi răng bé nhú lên.Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, trẻ bị sốt bởi những nguyên khác nhưng mẹ lại nhầm lẫn sang sốt do mọc răng và không có sự can thiệp kịp thời, dẫn đến nguy hiểm cho các bé.

Bé sốt do mọc răng thường đi kèm những dấu hiệu chuẩn bị mọc răng khác như: bé chảy nhiều dãi, thích kéo tai; bé ngứa răng nên thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai những đồ vật khác; lợi bé có biểu hiện sưng đỏ; bé sốt theo từng cơn.

Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn..… Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn. Nhiều trường hợp, bé sốt là do mắc chứng bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng.

Để biết chắc bé sốt có phải là do mọc răng hay không, nên đưa bé đi khám. Nhiều trường hợp, người mẹ có thể nhầm lẫn giữa tình trạng sốt mọc răng và sốt do những nguyên nhân khác.

Sốt là dấu hiệu cho thấy bé sắp mọc răng
Sốt là dấu hiệu cho thấy bé sắp mọc răng

Một vài triệu chứng thường thấy ở trẻ sắp mọc răng:

Trẻ sốt mọc răng thường kèm theo các dấu hiệu khác của sự mọc răng. Nên chú ý rằng dấu hiệu mọc răng ở mỗi trẻ rất khác nhau, sau đây là một vài triệu chứng có thể quan sát thấy:

  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Quấy phá, đặc biệt vào ban đêm.
  • Khóc nhiều hơn bình thường.
  • Thích nhai vòng mọc răng hoặc vật cứng gì khác.
  • Thay đổi thói quen ăn uống (thường là chán ăn).

Bé thường có những dấu hiệu này khi mọc răng. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý: mọc răng có thể làm trẻ sốt mọc răng, nhưng thường nhiệt độ chỉ tăng nhẹ. Nếu bé sốt trên 38,5 độ C là báo hiệu bé yêu có thể bị bệnh khác mẹ nhé.

Thời kỳ mọc răng khiến bé chỉ muốn cắn hay gặm thứ gì đó cả ngày
Thời kỳ mọc răng khiến bé chỉ muốn cắn hay gặm thứ gì đó cả ngày

Cần đưa bé đi khám bác sĩ khi nào?

Trẻ sốt mọc răng, ngoài sốt, có thể quấy khóc nhiều và có một số triệu chứng khác. Nhưng nếu bé có một số dấu hiệu gợi ý bệnh sau, hãy liên hệ để được sự tư vấn của bác sĩ:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 38 độ C.
  • Trẻ trên 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 39 độ C.
  • Trẻ có sốt kéo dài hơn 24h.
  • Trẻ có tiêu chảy, nôn, hoặc ban kèm sốt.
  • Trẻ rất khó ngủ và nhìn có vẻ bị ốm.
  • Không thể làm dịu sự khó chịu của trẻ.
Hãy chú ý đến tình trạng của bé để đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời
Hãy chú ý đến tình trạng của bé để đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời

Mẹo chữa sốt cho bé khi mọc răng

Cho con tắm nước ấm

Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ giúp bé bình tĩnh lại và phần nào quên những cơn đau khiến bé quấy khóc không ngớt.

Cho con tắm nước ấm
Cho con tắm nước ấm

Cho bé ngậm núm ti lạnh

Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé “muốn làm gì thì làm” với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đâu. Mẹ cũng yên tâm là bé sẽ không uống vào quá nhiều nước đâu.

Làm lạnh đồ chơi của bé

Có một số đồ chơi dành riêng cho bé sắp mọc răng. Bố mẹ hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Tuy nhiên, mẹ cần kiểm tra kĩ hướng dẫn sử dụng của những món đồ chơi này, vì có 1 số món được khuyến cáo là không được làm lạnh.

Bố mẹ hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé
Bố mẹ hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé

Ướp lạnh khăn

Làm ướt một cái khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Lớp vải bông mềm khi bị đông cứng có vẻ thích hợp để chườm cho bé, hoặc để con thoải mái “gặm” giúp con đau mọc răng dịu bớt đi.

Lưu ý: Bố mẹ nên cho chiếc khăn đó vào trong 1 túi/ hộp nhựa sạch trước khi đưa vào tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh.

Cho bé ăn chuối lạnh

Cho vào một chiếc túi lưới 1 phần chuối làm lạnh, hoặc trái cây mềm nào đó để bé gặm. Mùi vị ngọt thơm của trái cây lạnh vừa khiến bé thích thú lại khiến con quên đi sự khó chịu vì những chiếc răng đang cố gắng nhú ra.

Cho bé “mượn” ngón tay của mẹ

Mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay massage lợi cho con. Làm như vậy có thể khiến con đau của bé giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé gặm, cắn ngón tay của mình, nhưng phải “chuẩn bị tinh thần” vì ngay cả khi con không có chiếc răng nào, bé cũng có thể cắn khá đau đấy!

Mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay massage lợi cho con
Mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay massage lợi cho con

Bé rất thích cằm của mẹ đấy

Nghe thì có vẻ hơi buồn cười, nhưng lúc bé chuẩn bị mọc răng, mẹ nên giữ cho mặt mình luôn luôn sạch sẽ vì bé sẽ rất thích “gặm” cằm của mẹ đấy. Điều mẹ có thể làm lúc này đơn giản là… nhẫn nhịn để bé quên đi những khó chịu của việc mọc răng.

Bác sĩ “ra tay”

Nếu mẹ đã “bất lực” vì bé vẫn cứ quấy khóc và có triệu chứng sốt, hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý hay một loại thuốc gì đó làm giảm bớt những triệu chứng này.

Mọc răng có thể là một khoảng thời gian stress đối với cả mẹ và bé, nhất là khi bé sốt mọc răng. Nhớ rằng đây chỉ là một giai đoạn bình thường. Khi chiếc răng đầu tiên mọc lên, mẹ có thể dùng gạc nhúng nước muối sinh lý NaCl 0,9% vệ sinh răng cho bé.

Khi bé khoảng một tuổi, bé đã có nhiều răng, mẹ nên đánh răng cho bé và tập cho bé đánh răng từ từ 2-3 lần hàng ngày, đánh sau bữa ăn với bàn chải mềm dành cho trẻ em để giữ cho răng của bé khỏe mạnh. Nhớ rằng đừng để bé ngủ với một bình sữa hoặc núm vú giả ngậm trong miệng. Hãy luôn nghĩ về một nụ cười tươi thật đẹp của bé yêu của mẹ nhé!

Hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý
Hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý

Cách chăm sóc bé khi bị sốt

Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38 độ C là bé sốt vừa, trên 38 độ C là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39 độ C có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong).

Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10 -15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.

Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.

Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…

Luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn
Luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý:

Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.

Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

Chiếc răng sữa của bé trông thật đáng yêu !
Chiếc răng sữa của bé trông thật đáng yêu !

Dinh dưỡng cho bé trong thời kỳ mọc răng

Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn sau nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày:

Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em

Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố.

Có thể cho bé ăn rặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai
Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai

Bánh ăn dặm cho bé đang mọc răng

Loại bánh này có bán trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.

Các loại rau nấu chín

Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

Cho bé ăn rau củ hấp chín để cung cấp vitamin
Cho bé ăn rau củ hấp chín để cung cấp vitamin

Đồ uống mát

Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.

Trẻ sơ sinh trên 12 tháng thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

Mọc răng là quy luật tự nhiên bình thường ở trẻ nhỏ. Trẻ sốt mọc răng là triệu chứng rõ nhất khi mọc răng, giai đoạn này của trẻ làm bậc cha mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Vì vậy, bài viết này sẽ có ích phần nào đó giúp các bà mẹ ông bố có được những phương pháp, điều nên làm khi trẻ sốt do mọc răng.

331 views

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *